Sắc lệnh tình trạng khẩn ở Thái Lan cấp chính thức có hiệu lực từ rạng sớm ngày thứ Năm (15/10) nhằm chấm dứt các cuộc biểu tình đông người trên đường phố thủ đô Bangkok kéo dài và leo thang trong ba tháng qua.
Khủng hoảng chính trị ở Thái Lan kéo dài nhiều tháng qua trong bối cảnh nền kinh tế đi xuống do đại dịch Covid-19 cùng với nhiều xung đột mới trong xã hội. Đa số những người biểu tình là giới trẻ, họ mặc áo đen tượng trưng cho phong trào dân chủ.
Tối qua, đám đông người biểu tình lên tới 10 nghìn người đã dựng lán trại ngay bên ngoài Tòa nhà Chính phủ Houseto và yêu cầu Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha từ chức, buộc giới chức cảnh sát phải hành động sau khi người biểu tình chặn một đoàn xe của Hoàng gia.
Kênh truyền hình quốc gia Thái Lan sang nay tuyên bố: “Việc chính phủ đưa ra một biện pháp khẩn cấp để chấm dứt tình trạng khủng hoảng hiện nay là một cách xử lý hiệu quả và kịp thời nhằm duy trì hòa bình và trật tự".
Theo đó, sắc lệnh có hiệu lực từ lúc 4 giờ sáng để cấm tụ tập đông người và cho phép chính quyền kiểm soát, không cho người dân vào những khu vực đã được chỉ định.
Điều luật tình trạng khẩn cấp vừa được chính phủ Thái Lan ban bố cũng nghiêm cấm việc "xuất bản những loại hình tin tức, truyền thông và tin nhắn điện tử ẩn chứa thông điệp có thể gây sợ hãi hoặc cố ý bóp méo tình hình, gây ra sự hiểu lầm sẽ ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, hòa bình và trật tự".
Cảnh sát chống bạo động đã được huy động tới làm nhiệm vụ từ sáng sớm nhằm trấn áp những người biểu tình ở bên ngoài Tòa nhà Chính phủ và đã có một số va chạm xảy ra giữa lực lượng đôi bên.
Hội Luật sư Nhân quyền Thái Lan cho biết, đã có ít nhất ba trong số các thủ lĩnh biểu tình có tên Parit Chirawat, Arnon Nampha và Panupong Jadnok đã bị bắt giữ, tuy nhiên cảnh sát hiện không đưa ra bình luận nào.
Phong trào biểu tình nhằm lật đổ Tướng quân đội Prayut, người đã nắm quyền trong cuộc đảo chính vào năm 2014, đồng thời kêu gọi một bản Hiến pháp mới cùng với cải cách chế độ quân chủ, giảm bớt quyền lực của Hoàng gia.