| Hotline: 0983.970.780

Thu hẹp khoảng cách giữa chính sách và thực tiễn trong chăn nuôi

Thứ Tư 20/12/2023 , 17:00 (GMT+7)

Đối với ngành chăn nuôi, giữa chính sách và thực tế luôn tồn tại độ trễ. Độ trễ này liên quan đến rất nhiều yếu tố và chính sách càng lớn, độ trễ càng cao.

Hội thảo Nghiên cứu và khuyến nghị chính sách từ các kết quả nghiên cứu của Dự án nghiên cứu gia cầm Một sức khỏe. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hội thảo Nghiên cứu và khuyến nghị chính sách từ các kết quả nghiên cứu của Dự án nghiên cứu gia cầm Một sức khỏe. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chính sách càng cụ thể, hiệu quả càng cao

Ngày 19/12, tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Chăn nuôi Miền núi (xã Bình Sơn, TP Sông Công, tỉnh Thái Nguyên), Trung tâm Hợp tác Quốc tế về Nghiên cứu Nông nghiệp vì sự phát triển (CIRAD) tổ chức Hội thảo Nghiên cứu và khuyến nghị chính sách từ các kết quả nghiên cứu của Dự án nghiên cứu gia cầm Một sức khỏe.

Tại Hội thảo, các nhóm nghiên cứu đã đưa ra những đề xuất, đóng góp, kinh nghiệm quý giá, qua đó góp phần ứng dụng các chính sách vào thực tiễn một cách hoàn thiện hơn. Ngược lại, những ý kiến cũng là cơ sở để việc triển khai các chính sách cụ thể, rõ ràng để có thể tác động mạnh mẽ hơn tới thực tiễn.

Đặc biệt, Hội thảo không chỉ có sự tham gia của những nhà nghiên cứu khoa học mà còn có sự tham gia của nhiều cơ quan, đơn vị khác như những người tham gia hoạch định chính sách, các đơn vị thông tin truyền thông…

Theo nhận định của các chuyên gia, những ý kiến, quan điểm được đưa ra tại Hội thảo không chỉ có thể ứng dụng tại Việt Nam mà còn là tài liệu tham khảo cho ngành chăn nuôi của các quốc gia khác.

Theo GS.TS Vũ Đình Tôn, những nghiên cứu của Dự án nghiên cứu gia cầm Một sức khỏe đã tập trung đi vào từng vấn đề cụ thể của ngành chăn nuôi đang diễn ra trong thực tiễn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo GS.TS Vũ Đình Tôn, những nghiên cứu của Dự án nghiên cứu gia cầm Một sức khỏe đã tập trung đi vào từng vấn đề cụ thể của ngành chăn nuôi đang diễn ra trong thực tiễn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Chia sẻ với Báo Nông nghiệp Việt Nam, GS.TS Vũ Đình Tôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, hiện nay tại Việt Nam có không ít những chính sách hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi. Tuy nhiên, không thể tồn tại 1 chính sách hoàn hảo có thể ứng dụng ở mọi địa phương tại mọi thời điểm.

“Chính vì vậy, nhóm nghiên cứu Dự án nghiên cứu gia cầm Một sức khỏe đã đặt ra mục tiêu các kết quả nghiên cứu khoa học phải gắn với tác động thực tiễn. Để thực hiện được mục tiêu đó, nếu như các chương trình nghiên cứu khác chủ yếu tập trung vào những nội dung khoa học kỹ thuật những nghiên cứu của Dự án đã tập trung đi vào từng vấn đề cụ thể của ngành chăn nuôi đang diễn ra trong thực tiễn”, GS.TS Vũ Đình Tôn cho hay.

Chuyên gia Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng bày tỏ quan điểm, giữa chính sách và thực tế luôn có một độ trễ. Độ trễ này liên quan đến rất nhiều yếu tố và chính sách càng lớn, độ trễ càng cao.

Hiện nay tại Việt Nam có không ít những chính sách hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi. Ảnh: Phạm Hiếu.

Hiện nay tại Việt Nam có không ít những chính sách hỗ trợ phát triển ngành chăn nuôi. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Những ý kiến đóng góp tại Hội thảo đều là những ý kiến cụ thể. Ý kiến đóng góp càng cụ thể thì càng làm giảm độ trễ, từ đó những chính sách có thể tiếp cận được nhóm đối tượng cần hướng đến sớm hơn”, GS.TS Vũ Đình Tôn chia sẻ.

Dự án nghiên cứu gia cầm Một sức khỏe là một trong 12 dự án nghiên cứu liên ngành, được tài trợ bởi cơ quan nghiên cứu và đổi mới sáng tạo Vương quốc Anh (UKRI) thông qua quỹ nghiên cứu các thách thức toàn cầu (GCRF).

Mục tiêu của Dự án là phát triển chăn nuôi thâm canh gia cầm bền vững đồng thời giảm thiểu nguy cơ cho sức khỏe và phúc lợi của con người và động vật. Bên cạnh đó, thiết lập mạng lưới các nhà nghiên cứu và các bên liên quan làm việc theo phương thức liên ngành trong môi trường Một sức khỏe.

Tầm quan trọng của truyền thông chính sách

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, nguyên Phó Cục trưởng Cục Chăn nuôi (Bộ NN-PTNT), hiện nay chính sách phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta còn nhiều điểm hạn chế. Tuy những thể chế của ngành chăn nuôi đã cơ bản đầy đủ nhưng vấn đề cần đưa ra là cần nhiều hơn những đề xuất về chính sách gắn liền với những thể chế đó.

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, công tác thông tin truyền thông chính sách là rất quan trọng. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo ông Nguyễn Văn Trọng, công tác thông tin truyền thông chính sách là rất quan trọng. Ảnh: Phạm Hiếu.

“Đơn cử như việc để có thể thay đổi hành vi, thói quen từ người sản xuất đến người tiêu dùng thì 3 khâu sản xuất, phân phối, tiêu dùng phải có sự hài hòa. Muốn làm được điều đó cần có những chính sách thúc đẩy, hỗ trợ công tác tập huấn, đào tạo, tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho người sản xuất, người phân phối cũng như người tiêu dùng”, ông Nguyễn Văn Trọng nêu quan điểm.

Khẳng định thêm tầm quan trọng của công tác thông tin truyền thông chính sách, ông Trọng lấy thêm ví dụ về dịch bệnh Cúm gia cầm tại Việt Nam năm 2013: “Ngay sau khi dịch bệnh bùng phát, các kênh thông tin như báo chí, đài truyền hình, đài tiếng nói… đã đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về dịch bệnh và những biện pháp phòng tránh, từ đó giúp người dân hiểu hơn về dịch bệnh, từ đó thay đổi hành vi, thói quen trong sản xuất, tiêu dùng và đưa những chính sách sát hơn thực tiễn”.

Bên cạnh đó, nguyên lãnh đạo Cục Chăn nuôi cũng cho rằng, ngay cả khi có chính sách, chế tài nhưng nếu chính quyền địa phương không vào cuộc, việc triển khai những chính sách, chế tài đó sẽ không thành công. Chính vì vậy việc truyền thông chính sách cũng cần quan tâm hơn đến khu vực này.

Theo ông Lê Trọng Đảm, những chính sách phải phù hợp với điều kiện sản xuất thực tiễn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo ông Lê Trọng Đảm, những chính sách phải phù hợp với điều kiện sản xuất thực tiễn. Ảnh: Phạm Hiếu.

Tại Hội thảo, ông Lê Trọng Đảm, Phó Tổng biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam, nhận định, Dự án nghiên cứu gia cầm Một sức khỏe đã đề cập đến một vấn đề lớn của ngành chăn nuôi đó là kiểm soát dịch bệnh trên gia cầm khi những dịch bệnh đó được xem là có nguy cơ cao lây nhiễm, gây hại, làm ảnh hưởng đến sức khỏe người và đàn vật nuôi.

“Khi bệnh dịch tả lợn Châu Phi đi qua, có thể thấy những hộ chăn nuôi nhỏ lẻ sẽ không thể trụ được, khả năng tái đàn rất thấp, giờ đây chỉ còn lại những khu chăn nuôi lợn tập trung lớn của các doanh nghiệp. Thế nhưng đối với chăn nuôi gia cầm lại khác, ngay cả khi trải qua dịch bệnh các hộ chăn nuôi vẫn có thể duy trì và tái đàn. Từ đó việc chăn nuôi gia cầm nhỏ lẻ vẫn còn tiếp diễn và chúng ta cần những chính sách phù hợp với điều kiện sản xuất thực tiễn một cách sát sao nhất”, ông Lê Trọng Đảm phân tích.

Các chuyên gia cho rằng hiện nay chính sách phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta còn nhiều điểm hạn chế. Ảnh: Phạm Hiếu.

Các chuyên gia cho rằng hiện nay chính sách phát triển ngành chăn nuôi ở nước ta còn nhiều điểm hạn chế. Ảnh: Phạm Hiếu.

Theo đó, ông Đảm cho rằng các nhà hoạch định chính sách không nên quá tham vọng vào việc đề xuất những chính sách lớn mà nên tập trung vào những chính sách cụ thể và được phân rõ theo chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan ban ngành hoặc địa phương.

Giải quyết những điểm nóng dịch bệnh từ chợ dân sinh

Trong không gian đô thị, các chợ dân sinh được coi là điểm nóng về sự xuất hiện và lây lan của dịch bệnh. Tại đây, việc giết mổ động vật sống là khá phổ biến và điều này tạo ra điều kiện lý tưởng cho dịch bệnh lây lan nhanh chóng. Chính vì mối đe dọa như vậy đối với sức khỏe cộng đồng cho nên các nhà hoạch định chính sách đang cố gắng kiểm soát tốt hơn các hoạt động buôn bán và giết mổ động vật không an toàn này.

Theo đó, nhóm nghiên cứu của Dự án nghiên cứu gia cầm Một sức khỏe đề xuất các tỉnh, thành phố cần cải tiến điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm cho các cơ sở giết mổ nhỏ và các điểm giết mổ bằng các chiến lược khác nhau và ưu tiên nguồn ngân sách cho hoạt động này.

Các địa phương cũng cần khuyến khích các thương lái gà và thịt gà sử dụng các cơ sở giết mổ tập trung. Nâng cao năng lực cho các cơ sở giết mổ tập trung, cơ sở giết mổ nhỏ và những người buôn bán thực phẩm tại chợ, các cán bộ thú y làm việc tại chợ về vệ sinh an toàn thực phẩm. Xây dựng quy hoạch sử dụng đất dài hạn để phát triển chợ và các cơ sở giết mổ tập trung.

Nhóm nghiên cứu cũng đề xuất Bộ NN-PTNT xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật cấp quốc gia cho các cơ sở giết mổ quy mô nhỏ, tập trung vào quyền sử dụng đất, tiếp cận tín dụng và nguồn nhân lực để cải thiện hoạt động giết mổ quy mô nhỏ.

Đồng thời, bố trí nguồn nhân lực và tài chính cho xây dựng mạng lưới các phòng thí nghiệm giám sát dịch bệnh, vệ sinh thực phẩm và an toàn thực phẩm.

Xem thêm
Hoàn thành chi trả bồi thường cho các hộ dân có bò sữa bị thiệt hại

Lâm Đồng Công ty Navetco đã hoàn thành chi trả tiền bồi thường cho 350/350 hộ dân ở Lâm Đồng có bò sữa bị thiệt hại với số tiền hơn 41 tỷ đồng vào ngày 21/12.

Áp dụng IPHM, 5 sào bưởi cho lợi nhuận tăng thêm hơn 16 triệu đồng

Khánh Hòa Không chỉ giảm chi phí vật tư đầu vào, áp dụng quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) trên cây bưởi còn giúp nông dân tăng lợi nhuận và chất lượng sản phẩm.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.