| Hotline: 0983.970.780

Thừa Thiên - Huế: Khẩn trương xuống đồng gặt lúa đổ sau mưa

Thứ Năm 16/04/2020 , 09:22 (GMT+7)

Nhằm giảm thiệt hại những diện tích lúa bị đổ rạp sau trời mưa, nông dân TT- Huế đang khẩn trương xuống đồng thu hoạch với phương châm “xanh nhà hơn già đồng” .

Những đợt mưa từ ngày 12 -13/4 vừa qua ở tỉnh Thừa Thiên- Huế, đã khiến hơn 14.000 ha lúa đông xuân  bị đổ rạp. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TT-Huế, đã có hơn 10.000 ha lúa bị ngã đổ và hơn 4.000 ha lúa vụ đông xuân bị đổ ngã, úng ngập. Phần lớn là diện tích lúa đang trong thời kỳ mới trổ và chuẩn bị chín tới. Lúa bị đổ có nguy cơ giảm năng suất từ 20 - 40%, còn diện tích bị ngập úng nguy cơ thiệt hại nặng nề hơn.

Những đợt mưa từ ngày 12 -13/4 vừa qua ở tỉnh Thừa Thiên- Huế, đã khiến hơn 14.000 ha lúa đông xuân  bị đổ rạp. Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật TT-Huế, đã có hơn 10.000 ha lúa bị ngã đổ và hơn 4.000 ha lúa vụ đông xuân bị đổ ngã, úng ngập. Phần lớn là diện tích lúa đang trong thời kỳ mới trổ và chuẩn bị chín tới. Lúa bị đổ có nguy cơ giảm năng suất từ 20 - 40%, còn diện tích bị ngập úng nguy cơ thiệt hại nặng nề hơn.

Trong đó, huyện phong Điền bị gãy đổ hơn 2.000 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Phong Bình, Phong Chương, Phong Hòa. TX. Hương Trà có 973ha, huyện Quảng Điền 1.500 ha với hơn 900 ha đổ nằm rạp xuống mặt đất... đặc biệt, nặng nề nhất là huyện Phú Vang với hơn 4.000 ha bị ngập úng và hơn 3.900 ha lúa bị ngã đổ.

Trong đó, huyện phong Điền bị gãy đổ hơn 2.000 ha, tập trung chủ yếu ở các xã Phong Bình, Phong Chương, Phong Hòa. TX. Hương Trà có 973ha, huyện Quảng Điền 1.500 ha với hơn 900 ha đổ nằm rạp xuống mặt đất... đặc biệt, nặng nề nhất là huyện Phú Vang với hơn 4.000 ha bị ngập úng và hơn 3.900 ha lúa bị ngã đổ.

Nhìn ruộng lúa nằm rạp xuống đất gần hết, chị Trần Thị Hòa Bình (trú xã Hương Vinh, TX.Hương Trà) rầu rĩ cho biết, đợt mưa gió vừa qua đã khiến gần 1 mẫu lúa của gia đình chị đang thời kì chín bị đổ, gãy, nguy cơ giảm một nữa năng suất. Chị Bình đang tiến hành thoát nước ruộng lúa, tránh hạt lúa bị ngâm trong nước lâu ngày hư hại, ít ngày tới chị Bình sẽ huy động gia đình ra gặt non.

Nhìn ruộng lúa nằm rạp xuống đất gần hết, chị Trần Thị Hòa Bình (trú xã Hương Vinh, TX.Hương Trà) rầu rĩ cho biết, đợt mưa gió vừa qua đã khiến gần 1 mẫu lúa của gia đình chị đang thời kì chín bị đổ, gãy, nguy cơ giảm một nữa năng suất. Chị Bình đang tiến hành thoát nước ruộng lúa, tránh hạt lúa bị ngâm trong nước lâu ngày hư hại, ít ngày tới chị Bình sẽ huy động gia đình ra gặt non.

Nhằm để giảm thiệt hại sau khi lúa bổ, người dân ở tỉnh Thừa Thiên- Huế đang khẩn trương xuống đồng tiến hành gặt đưa về, phương châm 'xanh nhà hơn già đồng'.

Nhằm để giảm thiệt hại sau khi lúa bổ, người dân ở tỉnh Thừa Thiên- Huế đang khẩn trương xuống đồng tiến hành gặt đưa về, phương châm “xanh nhà hơn già đồng”.

Đang cặm cụi dựng những cây lúa bổ để gặt tay đưa về nhà, ông Phan Văn Chinh Hương (TX. Hương Trà) cho biết, hơn 1 mẫu lúa nếp gần đến thời điểm thu hoạch nhưng cũng đã bị ngã đổ gần hết sau trời mưa. 'Những vụ trước, lúa không bị ngã, đổ thì 1 mẫu gặt máy khoảng gần 2 ngày là xong, nhưng giờ phải gặt tay gần 1 tuần cũng chưa chắc gặt xong lúa. Trong khi đó, diện tích lúa bị ngâm nước nhiều sợ gặt không kịp sẽ bị thối hạt, năng suất giảm nhiều', ông Chinh rầu rĩ.

Đang cặm cụi dựng những cây lúa bổ để gặt tay đưa về nhà, ông Phan Văn Chinh Hương (TX. Hương Trà) cho biết, hơn 1 mẫu lúa nếp gần đến thời điểm thu hoạch nhưng cũng đã bị ngã đổ gần hết sau trời mưa. “Những vụ trước, lúa không bị ngã, đổ thì 1 mẫu gặt máy khoảng gần 2 ngày là xong, nhưng giờ phải gặt tay gần 1 tuần cũng chưa chắc gặt xong lúa. Trong khi đó, diện tích lúa bị ngâm nước nhiều sợ gặt không kịp sẽ bị thối hạt, năng suất giảm nhiều”, ông Chinh rầu rĩ.

 
Do khu vực ruộng lúa thoát nước chậm, nên gia đình ông Chinh phải dùng ghe, thuyền để vận chuyển lúa sau khi gặt.

Do khu vực ruộng lúa thoát nước chậm, nên gia đình ông Chinh phải dùng ghe, thuyền để vận chuyển lúa sau khi gặt.

Để nhằm cứu lúa những diện tích lúa đông xuân bị ảnh hưởng sau mưa, gió, tỉnh Thừa Thiên- Huế cũng đã huy động tất cả các trạm bơm tiêu hoạt động hết công suất để thoát úng. Chi cục Trồng trọt và BVTV cũng đã khuyến cáo nông dân cần tiến hành thu hoạch khẩn trương đối với những diện tích lúa chín, hạt đã chắc trên 85% nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Để nhằm cứu lúa những diện tích lúa đông xuân bị ảnh hưởng sau mưa, gió, tỉnh Thừa Thiên- Huế cũng đã huy động tất cả các trạm bơm tiêu hoạt động hết công suất để thoát úng. Chi cục Trồng trọt và BVTV cũng đã khuyến cáo nông dân cần tiến hành thu hoạch khẩn trương đối với những diện tích lúa chín, hạt đã chắc trên 85% nhằm giảm thiểu thiệt hại.

Xem thêm
Nâng cao chất lượng đào tạo ngành chăn nuôi thú y: [Bài 2] Sinh viên ngồi ghế nhà trường đã khỏi lo đầu ra

Đào tạo ngành chăn nuôi và thú y là yếu tố quan trọng trong nền kinh tế nông nghiệp, giúp doanh nghiệp phát triển bền vững với nguồn nhân lực chất lượng.

Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.