| Hotline: 0983.970.780

Thực hư bãi biển Dốc Lết bị bê tông hóa?

Thứ Tư 24/11/2021 , 15:23 (GMT+7)

Gần đây, trên mạng xã hội xôn xao lan truyền hình ảnh, clip được cho rằng bãi biển Dốc Lết-một bãi biển đẹp với làn nước trong xanh, cát trắng bị bê tông hóa.

Cùng với đó ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường biển cũng lo lắng việc xây bờ kè này khiến cảnh quan bờ biển Dốc Lết bị thay đổi, thậm chí xóa sổ đường bờ biển đẹp. Vậy thực hư bãi biển Dốc Lết có bị xâm hại?

Kè biển ở phường Ninh Hải đang nỗ lực thi công hoàn thành. Ảnh: KS.

Kè biển ở phường Ninh Hải đang nỗ lực thi công hoàn thành. Ảnh: KS.

Những ngày tháng 11 này, chúng tôi có mặt tại dự án kè bờ biển phường Ninh Hải, TX Ninh Hòa (Khánh Hòa), nơi mà hình ảnh, clip được lan truyền được cho là bãi biển Dốc Lết được bê tông hóa.

Tại đây, chúng tôi chứng kiến hàng chục công nhân đang nỗ lực thi công để hoàn thành công trình trước mùa mưa bão. Các thiết bị cơ giới như máy múc, xe cẩu, máy trộn bê tông…được huy động tối đa nhằm phục vụ việc thi công này.

Theo tìm chúng tôi, dự án kè bờ biển phường Ninh Hải được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt chủ trương đầu tư với tổng vốn 88 tỉ đồng từ nguồn ngân sách Trung ương. Dự án do UBND thị xã Ninh Hòa làm chủ đầu tư và giao cho Ban Quản lý Dự án các công trình xây dựng thị xã Ninh Hòa triển khai trong giai đoạn từ năm 2020 đến 2022.

Theo đó, dự án gồm 2 phần gồm kè bảo vệ bờ biển với chiều dài 727m và công trình trên kè (lan can, bậc cấp, cống thoát nước, mương thu nước thải…). Công trình được thi công đầu năm 2021, đến nay, hạng mục chân kè và mái kè thực hiện khoảng 70% khối lượng so với hợp đồng.

Kè bờ biển phường Ninh Hải do UBND thị xã Ninh Hòa làm chủ đầu tư. Ảnh: KS.

Kè bờ biển phường Ninh Hải do UBND thị xã Ninh Hòa làm chủ đầu tư. Ảnh: KS.

Anh Nguyễn Ngọc Duy, một người dân tổ 1, Đông Hải, phường Ninh Hải, cho biết, nhiều năm qua, cứ đến mùa mưa bão, người dân cứ nơm nớp lo sợ vì sự tàn phá của sóng biển. Để đảm bảo tính mạng, nhiều người dân nơi đây phải sơ tán trước khi bão đổ bộ. Vì vậy, việc chính quyền xây dựng tuyến bờ kè này, mọi người trong tổ đều đồng tình bởi từ nay tính mạng con người và nhà cửa đã được bảo vệ trong mùa mưa bão.

Anh Duy cho biết, người dân ủng hộ việc xây dựng kè để bảo vệ tính mạng và tài sản khi vào mùa mưa bão. Ảnh: KS.

Anh Duy cho biết, người dân ủng hộ việc xây dựng kè để bảo vệ tính mạng và tài sản khi vào mùa mưa bão. Ảnh: KS.

Trao đổi với Báo Nông nghiệp Việt Nam, ông Trần Hải, Chủ tịch UBND phường Ninh Hải cho biết, trước khi xây dựng tuyến kè biển này, chính quyền đã lấy ý kiến của người dân và được họ đồng tình, ủng hộ. Và, việc thông tin lan truyền trên mạng xã hội nói kè xây dựng này nằm ở bãi biển Dốc Lết là không đúng. Vì bãi biển Dốc Lết nằm ở khu đầu tổ 9, Đông Tác, còn bờ kè này là nằm tại bãi biển thuộc làng chài Đông Hải, thuộc tổ 1, tổ 2.

Do đó, việc xây dựng bờ kè này là rất cần thiết vì hàng năm đến mùa mưa bão, đặc biệt khi dự báo bão đổ bộ, chính quyền phải di dời hơn 100 hộ dân bị ảnh hưởng trực tiếp rất vất vả. Không những thế nhà cửa của người dân ở khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi sóng lớn, xâm thực.

Kè bờ biển ở phường Ninh Hải cách xã bãi biển Dốc Lết hơn 2km. Ảnh: KS.

Kè bờ biển ở phường Ninh Hải cách xã bãi biển Dốc Lết hơn 2km. Ảnh: KS.

“Việc xây dựng kè này tôi thấy rất thiết thực không ảnh hưởng bãi biển Dốc Lết. Vì từ điểm cuối bờ bè đang xây này đến bờ biển Dốc Lết phải 2 km nữa. Do đó, mọi người đăng thông tin này trên mạng xã hội nói chung chung nên khiến người đọc họ hiểu nhầm là bãi Dốc Lết”, ông Hải nói và cho biết thêm, việc xây bờ kè này cũng sẽ không ảnh hưởng đến việc ngư dân di chuyển ra biển. Bởi trong thiết kế bờ bè hơn 700m nhưng có chừa 8 lối để người dân xuống biển dạo mát hoặc đi biển.

Ông Nguyễn Vĩnh Thạnh, Chủ tịch UBND thị xã Ninh Hòa cho rằng, việc xây dựng bờ kè nhằm bảo vệ cuộc sống của người dân địa phương trước biến đổi khí hậu toàn cầu. Theo ông Thạnh, khu vực bờ biển Ninh Hải hiện có hơn 1.000 nhân khẩu sinh sống. Trong nhiều năm qua, người dân địa phương luôn đối mặt với tình trạng nước triều dâng. Từ thực trạng này, tỉnh Khánh Hòa đã lựa chọn khu vực bờ biển Ninh Hải để xây bờ kè nhằm chống biến đổi khí hậu toàn cầu, chống tình trạng nước biển dâng cao gây xâm thực, xói lở đường bờ biển.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.