| Hotline: 0983.970.780

Trà Vinh: Kỳ án 'dọn ruộng nuôi tôm'

Thứ Năm 09/07/2020 , 10:02 (GMT+7)

Chị Võ Thị Bích Hạnh ở xã Đông Hải (Duyên Hải, Trà Vinh), trong một buổi dọn ruộng nuôi tôm bị buộc tội chặt và đốt gây thiệt hại hoàn toàn 1.943 m2 dừa nước.

Đầu tháng 7/2020, ông Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Hoàng Nam và chị Hạnh bên rừng dừa nước của ông Sáu mà bản án buộc tội bà Hạnh đã chặt, đốt.

Đầu tháng 7/2020, ông Nguyễn Thanh Hùng, Nguyễn Hoàng Nam và chị Hạnh bên rừng dừa nước của ông Sáu mà bản án buộc tội bà Hạnh đã chặt, đốt.

Chị Võ Thị Bích Hạnh ở xã Đông Hải (Duyên Hải, Trà Vinh), năm 2019 trong một buổi dọn ruộng nuôi tôm bị buộc tội chặt và đốt gây thiệt hại hoàn toàn 1.943 m2 dừa nước của láng giềng nên bị xử tù, nay ra tù đi kêu oan. Theo một số người dân địa phương, việc chặt và đốt như thế phải “siêu nhân” mới có thể.

Hành vi bị buộc tội

Xã Đông Hải gần biển, từ ngày đào kênh tắt Quan Chánh Bố đã bị tách biệt với đất liền nên quang cảnh càng hoang vu với nhiều diện tích sình lầy nuôi tôm giữa rừng dừa nước.

Theo Cơ quan CSĐT Công an huyện Duyên Hải, ngày 20/4/2019, Võ Thị Bích Hạnh ra dọn ruộng nuôi tôm của gia đình và 21 ngày sau, bị ông Nguyễn Văn Bé Sáu làm đơn tố giác đã chặt, đốt lá dừa nước của ông, yêu cầu xử lý hình sự.

Khu đất ở đây theo công văn của UBND huyện Duyên Hải, rộng 26.338 m2. Trong đó, 18.586 m2 đã cấp sổ đỏ cho gia đình bà Hạnh (gia đình Bà mẹ VNAH Trần Thị Tiêm mà chị Hạnh là cháu nội) để nuôi tôm; còn lại 7.752 m2 gia đình chị Hạnh sử dụng 3.382 m2 đất mặt nước để nuôi tôm và gia đình ông Sáu sử dụng 4.370 m2 đất ven bờ để trồng dừa nước.

Cả hai gia đình đang xin cấp sổ đỏ toàn bộ 7.752 m2 nhưng chưa được chấp thuận, nên có mâu thuẫn. Khi chị Hạnh dọn ruộng nuôi tôm đã bị ông Sáu làm đơn tố giác chặt phá dừa nước.

Ngày 12/7/2019, Cơ quan CSĐT Công an huyện Duyên Hải khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt giam chị Hạnh về tội “hủy hoại tài sản”.

Sau đó, ngày 21/8/2019 có kết luận điều tra, ngày 29/8/2019 VKSND huyện Duyên Hải ra cáo trạng truy tố tội trên. Ngày 27/9/2019 TAND huyện Duyên Hải xử sơ thẩm, ngày 26/11/2019 TAND tỉnh Trà Vinh xử phúc thẩm đều tuyên phạt chị Hạnh 1 năm tù giam.

Dựa vào kết luận điều tra, cáo trạng cũng như bản án viết hành vi phạm tội của chị Hạnh: Vào 11 giờ ngày 20/4/2019 “Hạnh tiếp tục về nhà lấy 01 cây dao cán làm bằng gỗ, lưỡi dao làm bằng kim loại có cạnh sắc bén dài khoảng 50 cm, 01 quẹt ga (bật lửa) đã sử dụng trước đó và 01 quyển tập học sinh đi ra thửa đất có diện tích 7.752 m2 dùng dao chặt gây thiệt hại hoàn toàn diện tích 1.325 m2 lá dừa nước, dùng quẹt lửa và giấy đốt gây thiệt hại hoàn toàn diện tích 618 m2 lá dừa nước của ông Nguyễn Văn Bé Sáu, tổng diện tích lá dừa nước của ông Nguyễn Văn Bé Sáu bị thiệt hại hoàn toàn là 1.943 m2, loại lá có chiều cao tàu lá trên 3,5 m. Tại bản kết luận định giá tài sản (…) diện tích 1.943 m2 lá dừa nước bị thiệt hại hoàn toàn có giá trị là 29.145.000 đồng”.

Tại phiên tòa phúc thẩm, Luật sư Đoàn Trí Phồn bào chữa cho chị Hạnh đặt câu hỏi: “Về xác định giá trị thiệt hại, Hội đồng định giá dựa vào cơ sở nào để xác định? Bị cáo cho rằng bị oan do các thiếu sót của Cơ quan tiến hành tố tụng”. Ý kiến này không được tòa chấp nhận.

Ngồi tù hơn 9 tháng, này 29/4/2020, chị Hạnh được trả tự do, nay đi kêu oan. Chị nói: “Tôi đã hơn 40 tuổi, có 3 con, sức vóc nhỏ thì làm sao trong một buổi chiều có thể chặt phá và đốt gây thiệt hại hoàn toàn 1.943 m2 lá dừa nước nơi sình lầy mà người rất khỏe cũng không làm được. Hàng ngàn lá dừa nước lại bị đốt bằng một quyển tập học sinh thì có tin được không?”.

Không phải “siêu nhân”

Các cơ quan tiến hành tố tụng địa phương từ chối trả lời về vụ án, cho rằng bản án đã thi hành xong, cần thiết cứ xem bản án. Trong bản án phúc thẩm có cho biết, chị Hạnh kháng cáo án sơ thẩm vì “cho rằng hành vi của bị cáo không phạm tội”.

Để bác bỏ kháng cáo, bản án phúc thẩm liệt kê 4 biên bản hỏi cung bị can, trong đó chị Hạnh thừa nhận dùng dao chặt dừa nước của ông Sáu. Nay chị Hạnh nói, các biên bản hỏi cung chị không ký mà bị điều tra viên ép buộc điểm chỉ. Cho nên kết luận điều tra cũng như cáo trạng khi nhận, chị đều ghi là không đồng ý vì không đúng sự thật.

Chị Hạnh chỉ ruộng nuôi tôm từng dọn trước khi bị bắt.

Chị Hạnh chỉ ruộng nuôi tôm từng dọn trước khi bị bắt.

Chị Hạnh kể: “Hôm dọn ruộng nuôi tôm, tôi có chặt một số cây dừa nước mới mọc từ trái dừa nước trôi trong bờ ra giữa ruộng. Cây nhỏ tôi mới chặt được và mọc trên ruộng tôm của tôi nên tôi có quyền chặt, chứ tôi không chặt những cây dừa nước lớn mọc bên bờ của ông Sáu”.

Có 7 người dân địa phương đã ký đơn xác nhận tập thể và cá nhân, khẳng định chị Hạnh chỉ dọn phần ruộng nuôi tôm của gia đình chứ không chặt phá dừa nước của ông Sáu, nhất là không thể chặt và đốt 1.943 m2 trong một buổi chiều.

Trong đó, ông Nguyễn Thanh Hùng và Nguyễn Hoàng Nam đưa phóng viên ra xem ruộng tôm, mênh mông sình lầy, nơi buộc tội chị Hạnh chặt và đốt dừa nước thì dừa nước vẫn xanh um như rừng xen lẫn những cây mắm đặc trưng của vùng đất ngập mặn khắc nghiệt.

Về lá dừa nước bị thiệt hại 29.145.000 đồng như kết luận định giá tài sản trong bản án, các ông nông dân tính ra phải gần một vạn lá vì giá một lá dừa nước dài 3,5 m ở đây là 3.000 đồng. Gần một vạn lá dừa nước, một phụ nữ trong một buổi chiều chặt và dùng một quyển vở học sinh đốt gây thiệt hại hoàn toàn thì đó phải là “siêu nhân”.

“Nhưng chị Hạnh không phải “siêu nhân”, chỉ là cháu nội của một Bà mẹ VNAH nghèo khó”, các ông nông dân nói.

Trong một đơn tố cáo đề ngày 2/7/2020 gửi nhiều cơ quan ở địa phương, chị Hạnh viết: “Yêu cầu điều tra và xử lý vụ việc tôi bị ép cung, bức cung khi bị tạm giam, khi tôi nhập viện vẫn bị còng tay và bị kết án oan một năm tù giam do Công an xã, Công an huyện, VKSND huyện, TAND huyện Duyên Hải, TAND tỉnh Trà Vinh đã gây nhiều thiệt hại về vật chất và tinh thần của người dân. Minh oan và trả lại sự công bằng cho tôi và gia đình trước pháp luật. Yêu cầu điều tra và xử lý việc làm sai trái, tiêu cực, lạm quyền của các cán bộ”.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm