Bà Nguyễn Thị Hà (giữa), Thứ trưởng Bộ LĐTB&XH, Trưởng Ban Chỉ đạo cuộc thi chủ trì lễ trao giải |
Bà Nguyễn Thị Hà, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Trưởng Ban Chỉ đạo cuộc thi chủ trì lễ trao giải.
Sau hơn 2 tháng rưỡi phát động, cuộc thi viết về bình đẳng giới năm 2018 lần đầu tiên do Bộ LĐTB&XH tổ chức đã thu hút được đông đảo các thí sinh dự thi trên toàn quốc. Tính đến ngày 30/11/2018, Ban tổ chức đã nhận được gần 250 tác phẩm tham dự cuộc thi. Trong đó, địa phương có nhiều tác phẩm dự thi nhất là tỉnh Lào Cai (gần 100 bài); thí sinh có tác phẩm dự thi nhỏ tuổi nhất (10 tuổi) và thí sinh lớn tuổi nhất (63 tuổi) đều thuộc về tỉnh Lào Cai; thí sinh có tác phẩm dự thi nhiều nhất (24 bài) thuộc về Báo Pháp luật Việt Nam; tác phẩm dự thi có đầu tư nhất thuộc về “Giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay” (70 trang của tác giả đến từ Hưng Yên) và tác phẩm “Phụ nữ Việt Nam, ánh hào quang dưới ngọn cờ Đảng và Tổ quốc” (136 trang của tác giả đến từ Đăk Lắk).
Phần lớn các tác phẩm tham dự giải lần này có sự đa dạng về thể loại, loại hình và đã thể hiện sự công phu, mới mẻ trong nội dung. Những loạt phóng sự và nhiều loạt bài viết sâu sắc về nhiều khía cạnh của công tác bình đẳng giới, thể hiện được tâm huyết của các tác giả. Nhiều bào chuyên luận, phóng sự trên báo in, báo điện tử đã tập trung vào phản ánh các vấn liên quan đến lĩnh vực bình đẳng giới như: phát huy vai trò cảu người phụ nữ trong gia đình và xã hội; thực trạng bạo hành gia đình; nạn buôn người; xâm hại tình dục phụ nữ và trẻ em gái; bình đẳng giới trên các lĩnh vực: lao động, việc làm; những tấm gương doanh nghiệp điển hình…
Ông Trần Ngọc Diễn, Tổng biên tập Tạp chí LĐXH, phát biểu tại lễ trao giải |
Bà Nguyễn Thị Hà trao giải cho các tác giả |
Sau 2 vòng chấm thi tâm huyết, Ban Giám khảo gồm đại diện lãnh đạo Tạp chí LĐXH, Trưởng Ban nghiệp vụ Hội Nhà báo Việt Nam, lãnh đạo Vụ Bình đẳng giới, Tạp chí Người làm báo đã lựa chọn được 18 tác phẩm để trao giải, gồm 3 giải nhì (không có giải nhất do chưa có tác phẩm nào thực sự nổi trội hơn các tác phẩm khác), 5 giải ba và 10 giải khuyến khích.
Ông Trần Ngọc Diễn, Tổng biên tập Tạp chí LĐXH, phát biểu tại lễ trao giải: “Thông qua cuộc thi và công tác thông tin, tuyên truyền trên báo chí từ chính các tác phẩm đạt giải đã góp phần nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi cán bộ công chức và nhân dân cả nước về công tác bình đẳng giới hiện nay tịa Việt Nam. Tuy nhiên, do là lần đầu tiên tổ chức, thời gian phát động còn ngắn nên số lượng tác phẩm dự thi còn ít. Vì là cuộc thi viết nên cũng chưa thu hút được nhiều tác phẩm ở các thể loại báo chí khác như : Phát thanh, truyền hình, phóng sự ảnh…”./.