| Hotline: 0983.970.780

Trồng gấc trên đất ruộng cho thu nhập khá

Thứ Hai 07/05/2018 , 13:20 (GMT+7)

Cách đây hơn 10 tháng ông Đặng Văn Hai (ở ấp Mỹ Phú, xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long) đã mạnh dạn thuê 2,6ha đất ruộng để lên liếp trồng gấc. 

15-14-44_ong_dng_vn_hi_cho_biet_cy_gc_de_trongli_cho_thu_nhp_on_dinh
Ông Đặng Văn Hai cho biết cây gấc dễ trồng, cho thu nhập khá

Đến nay, cây cho năng suất khá mang lại thu nhập cho gia đình.

Theo ông Hai, từ khi trồng đến khi 4 tháng là gấc bắt đầu cho thu hoạch lứa đầu tiên. Đến tháng thứ 7 cây cho năng suất ổn định khoảng 2,4 tấn/ha. Với giá bán bình quân 12.000 đồng/kg thì 2,6ha cho thu lãi 70 triệu đồng/tháng. Hiện gia đình ông đang tích cực thu gom gấc của bà con xung quanh để giao cho thương lái. Cây gấc dễ trồng, ít sâu bệnh.

Để gấc sinh trưởng tốt nên trồng thưa mỗi công nên trồng khoảng 40 nhánh, làm giàn cho dây leo, mỗi ngày tưới nước cho cây 2 lần sáng sớm và chiều mát. Cứ cách 3 ngày thì bón phân 1 lần, mỗi 1.000 m2 bón 1,5kg phân/công là đủ. Khi cây còn nhỏ thì bón phân NPK loại 30-10-10, cây nuôi trái thì bón NPK 15-15-15 kết hợp vói 10kg ure. Chú ý bệnh thán thư.

Ông Nguyễn Văn Thành, Trưởng trạm Khuyến nông huyện Mang Thít cho biết: “Chi phí mỗi ha trồng gấc là 130 triệu đồng. Trong đó thuê đất từ 3 - 4 triệu đồng/công, 1 triệu tiền giống, còn lại là nhân công, đào đất, phân thuốc BVTV… Nếu chăm sóc tốt vòng đời cho trái của cây gấc có thể lên đến 8 năm. Từ diện tích 3ha mô hình ban đầu với 11 hộ tham gia ở các xã Mỹ An, Mỹ Phước, đến nay mô hình đã nhân rộng lên 5ha”.

Xem thêm
Gần 160 trang trại chăn nuôi được chứng nhận VietGAHP trong khoảng 5 năm qua

Thái Nguyên Tỉnh Thái Nguyên xác định các trang trại, cơ sở chăn nuôi theo tiêu chuẩn VietGAHP là nền tảng để địa phương xây dựng các chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.