| Hotline: 0983.970.780

Trồng lúa sinh thái 'hái' thêm tiền: [Bài 4] Gần 5,8 tỷ cho lúa phát thải thấp

Chủ Nhật 25/08/2024 , 09:11 (GMT+7)

Kiên Giang Nguồn kinh phí trên được phân bổ để thí điểm mô hình chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp, đồng thời mở rộng trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Nhân rộng mô hình ra toàn tỉnh

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn vừa ký quyết định phân bổ nguồn kinh phí hơn 5,77 tỷ đồng để triển khai đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”. Nguồn kinh phí này được giao cho Sở NN-PTNT tỉnh triển khai thực hiện. 

Kiên Giang đã khởi động đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao với mô hình điểm được triển khai tại huyện Tân Hiệp, sau đó sẽ nhân rộng ra các địa phương khác. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang đã khởi động đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao với mô hình điểm được triển khai tại huyện Tân Hiệp, sau đó sẽ nhân rộng ra các địa phương khác. Ảnh: Trung Chánh.

Ông Lê Hữu Toàn, Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang cho biết, tỉnh đã đăng ký đóng góp 200.000ha vào đề án “Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.

Cụ thể, giai đoạn 1 (năm 2024 - 2025) diện tích canh tác vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp trên địa bàn tỉnh đạt 60.000ha. Trong đó, năm 2024 có 30.000ha được tiến hành đo đạc tín chỉ carbon, năm 2025 có 40.000ha đo đạc tín chỉ carbon.

Giai đoạn 2 (2026-2020) sẽ tăng dần diện tích theo từng năm, đến năm 2030 hình thành 200.000ha vùng chuyên canh gắn với tổ chức lại hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thu nhập và đời sống của người trồng lúa, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính.

Nhằm hỗ trợ các tổ chức nông dân tham gia đề án, tỉnh Kiên Giang đã chọn 2 hợp tác xã ở huyện Tân Hiệp và An Minh, đại diện cho vùng sản xuất chuyên canh lúa và vùng sản xuất luân canh lúa - tôm để khởi động, triển khai mô hình thí điểm.

Tham gia đến án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, các tổ chức nông dân được hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong các khâu sản xuất, nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Ảnh: Trung Chánh.

Tham gia đến án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, các tổ chức nông dân được hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa đồng bộ trong các khâu sản xuất, nhằm giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Ảnh: Trung Chánh.

Trong đó, tại Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Thanh niên Phú Hòa (xã Tân Hội, huyện Tân Hiệp), UBND tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) tổ chức khởi động đề án trong vụ lúa thu đông 2024 trên diện tích 50ha, với 25 thành viên tham gia. Cùng với đó là tổ chức trình diễn thực hành ứng dụng các loại máy cơ giới, công nghệ tiên tiến trong mô hình thí điểm “Canh tác lúa giảm phát thải, quản lý rơm, nước và phân bón hiệu quả”.

Còn tại Hợp tác xã Tôm - Cua - Lúa Thạnh An (xã Đông Thạnh, huyện An Minh) dự kiến sẽ được khởi động vào vụ mùa 20224-2025 trên nền đất nuôi tôm (vào tháng 9 tới).

Từ lễ phát động mô hình mẫu này, Sở NN-PTNT Kiên Giang sẽ chủ trì, mở rộng  thực hiện trên 10 huyện, thành phố còn lại, gồm: Giồng Riềng, Gò Quao, Châu Thành, Rạch Giá, Hòn Đất, Kiên Lương, Giang Thành, An Biên, Vĩnh Thuận và U Minh Thượng. Như vậy, tỉnh Kiên Giang sẽ có 12/15 huyện, thành phố tham gia với mục tiêu đến năm 2030 đạt tổng diện tích 200.000ha theo cam kết với Bộ NN-PTNT.

Triển khai chính sách hỗ trợ

Các thành viên thuộc tổ chức nông dân tham gia mô hình thí điểm và mở rộng sẽ được nhà nước hỗ trợ 50% chi phí vật tư như giống, phân bón, chế phẩm Trichoderma hoặc chế phẩm khác phân hủy rơm rạ. Hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa như máy sạ cụm kết hợp vùi phân, ứng dụng công nghệ máy bay không người lái phun thuốc BVTV, hỗ trợ ống cảm biến ướt - khô xen kẽ (AWD)… Hỗ trợ thiết bị và chi phí đo đạt, phân tích đánh giá khí thải nhà kính.

Tham gia đề án, nông dân được hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa như máy sạ cụm kết hợp vùi phân, ứng dụng công nghệ máy bay không người lái phun thuốc BVTV,... Ảnh: Trung Chánh.

Tham gia đề án, nông dân được hỗ trợ ứng dụng cơ giới hóa như máy sạ cụm kết hợp vùi phân, ứng dụng công nghệ máy bay không người lái phun thuốc BVTV,... Ảnh: Trung Chánh.

Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang và các đơn vị chuyên môn sẽ tổ chức tập huấn cho nông dân theo “Quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng ĐBSCL” áp dụng cho vùng sản xuất trong đề án đã được Cục Trồng trọt ban hành. Mục tiêu là giảm lượng lúa giống gieo sạ còn dưới 70 kg/ha, giảm 30% lượng phân bón hóa học và thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học, giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống.

Để đảm bảo canh tác bền vững, 100% diện tích áp dụng ít nhất một quy trình canh tác tiên tiến như "1 phải 5 giảm", SRP, tưới ngập khô xen kẽ và các tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt được chứng nhận và được cấp mã số vùng trồng.

Cánh đồng trong mô hình thí điểm tham gia đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao được hỗ trợ ống cảm biến để theo dõi mực nức trên ruộng, áp dụng kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ (AWD) với mục tiêu giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống. Ảnh: Trung Chánh. 

Cánh đồng trong mô hình thí điểm tham gia đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao được hỗ trợ ống cảm biến để theo dõi mực nức trên ruộng, áp dụng kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ (AWD) với mục tiêu giảm 20% lượng nước tưới so với canh tác truyền thống. Ảnh: Trung Chánh. 

Về tổ chức sản xuất, 100% diện tích vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp có liên kết giữa doanh nghiệp với các tổ chức của nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thực hiện bảo vệ môi trường và tăng trưởng xanh, giảm tỷ lệ thất thoát sau thu hoạch dưới 8%. Toàn bộ rơm được thu gom khỏi đồng ruộng và được chế biến tái sử dụng. Giảm trên 10% lượng phát thải khí nhà kính so với canh tác lúa truyền thống theo tập quán nông dân.

Xây dựng chuỗi giá trị lúa gạo bền vững, với giá trị gia tăng trong chuỗi tăng 40%, trong đó tỷ suất lợi nhuận người trồng lúa đạt trên 50%. Lượng gạo xuất khẩu mang thương hiệu chất lượng cao, phát thải thấp chiếm trên 20% tổng lượng gạo xuất khẩu của toàn vùng chuyên canh.

Xem thêm
Yến sào Đức Cơ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Gia Lai Cục Sở hữu trí tuệ đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm Yến sào Đức Cơ Salangane’s Nest, mở cơ hội để kinh tế huyện Đức Cơ bứt phá.

1.900 người tham gia Ngày hội việc làm huyện Đại Từ năm 2024

Thái Nguyên Sáng 28/11, huyện Đại Từ tổ chức Ngày hội việc làm kết nối cung cầu lao động, Tư vấn hướng nghiệp năm 2024.

Công nghệ dinh dưỡng Vinco Roots bồi bổ cho đất

ĐBSCL Vinco giới thiệu dòng sản phẩm hữu cơ sinh học Vinco Roots, bổ sung vi lượng giúp cây khỏe và đang chứng minh hiệu quả trên các cánh đồng lúa chất lượng cao tại ĐBSCL.