| Hotline: 0983.970.780

Trung Quốc đẩy mạnh du lịch Tây Tạng bất chấp sự chỉ trích

Thứ Hai 26/09/2016 , 10:00 (GMT+7)

Khách sạn Artel với 103 phòng mở cửa hồi tháng 8 là một phần trong quá trình đẩy mạnh du lịch tại Tây Tạng của Trung Quốc nhưng vấp phải chỉ trích về chuyện làm ảnh hưởng đến bản sắc riêng nơi đây.

Du khách tham quan cung điện Potala, thủ phủ Lhasa, Tây Tạng. Ảnh: Johannes Eisele
Du khách tham quan cung điện Potala, thủ phủ Lhasa, Tây Tạng. Ảnh: Johannes Eisele

 

Với khách sạn cao cấp ở Lulang mang tên Artel, nơi được mệnh danh là "Thụy Sĩ của phương Đông", Trung Quốc vừa có thêm bước tiến mới như một phần trong kế hoạch thu hút khách du lịch đến Tây Tạng. Theo AFP, điều này diễn ra bất chấp những chỉ trích cho rằng việc phát triển nơi đây đang dần làm xói mòn nền văn hóa riêng của khu tự trị.

Khách sạn Artel có 103 phòng, tọa lạc ở độ cao 3.700m tại khu rừng phía đông nam Tây Tạng. Một đêm nghỉ trong phòng tổng thống trị giá 2.000 USD, hướng nhìn ra các ngọn núi phủ tuyết trắng trên dãy Himalaya. 

Những người chỉ trích cho rằng chuyện mở cửa du lịch có thể dẫn đến nhiều nhóm dân tộc Hán từ Trung Quốc đến định cư tại Tây Tạng, làm ảnh hưởng đến cuộc sống bản địa. Bên cạnh đó, một số ý kiến còn bày tỏ quan ngại những người dân địa phương sẽ không được hưởng phần lớn các lợi ích kinh tế từ du lịch.

Ông Wang Songping, Phó giám đốc Ủy ban Phát triển Du lịch Tây Tạng chia sẻ: "Chúng tôi hy vọng Tây Tạng sẽ đón 24 triệu lượt du khách trong năm nay và 35 triệu du khách vào năm 2020".

Hệ thống giao thông nơi đây đang được đầu tư phát triển để phục vụ du lịch. Trong đó, hệ thống đường cao tốc sẽ được khai thông vào năm tới còn một tuyến đường sắt cao tốc từ thủ đô Lhasa dự kiến đưa vào sử dụng từ năm 2021.

Tuy nhiên, nhiều người Tây Tạng cũng đưa ra cáo buộc Bắc Kinh đang đàn áp tôn giáo, làm xói mòn nền văn hóa địa phương và khai thác tài nguyên thiên nhiên để phục vụ người Hán.

Trong khi đó, phía Bắc Kinh khẳng định rằng Trung Quốc đã "giải phóng hòa bình" Tây Tạng vào năm 1951 và phát triển khu vực lạc hậu mà người dân từng bị áp bức bóc lột.

Baima Cicuo, 17 tuổi làm việc tại Artel Hotel, người Tây Tạng nói: "Trước đây, thu nhập chính của tôi là từ nông nghiệp. Nhưng bây giờ tôi kiếm được 1.000 nhân dân tệ một tháng và học được rất nhiều điều".

Ông Acharya Yeshi Phuntsok, Phó Chủ Tịch Quốc hội Tây Tạng nói: "Nếu khách du lịch và giới truyền thông có thể tự do đến Tây Tạng tìm hiểu về người dân nơi đây mà không phải thông qua các công ty lữ hành, tôi nghĩ rằng du lịch đang mang lại lợi ích tốt. Nếu không, sẽ không ai biết đến những vấn đề mà người dân Tây Tạng đang gặp phải và chia sẻ với họ".

Chuyên gia về Tây Tạng, bà Francoise Robin nói với AFP: "Nguồn du khách nước ngoài có thể thúc đẩy nền kinh tế địa phương nhưng việc mở cửa du lịch vẫn có nhiều mặt trái. Những chương trình văn hóa biểu diễn cho du khách sẽ bị ảnh hưởng bởi lịch sử hoặc các bài hát, múa của Trung Quốc. Văn hóa Tây tạng sẽ bị bóp méo".

Theo bà Francoise, người Tây Tạng đang thực hiện hình thức du lịch có trách nhiệm và du lịch sinh thái nhưng loại hình này thường không phát triển được trên quy mô lớn. Đối tượng hưởng lợi nhiều nhất vẫn là những người Hán từ các công ty du lịch chứ không phải người Tây Tạng.

 

VnExpress

Xem thêm
Người Mông trung thành với lợn đen

YÊN BÁI Đồng bào Mông ở Yên Bái tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giúp nâng cao thu nhập.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Trang trại nho trĩu quả bên dòng Sê San

Vài năm nay, huyện Ia Grai không chỉ nổi tiếng bởi có dòng Sê San, là vựa cà phê lớn nhất tỉnh Gia Lai mà còn nổi lên với những vườn nho trĩu quả.

Bình luận mới nhất