| Hotline: 0983.970.780

Từ cậu bé bán cá trở thành tỷ phú giàu nhất Philippines

Thứ Tư 01/03/2023 , 10:48 (GMT+7)

Nhà sáng lập tập đoàn bất động sản lớn nhất Philippines Manuel Villar có tuổi thơ vất vả, đường kinh doanh và tham vọng chính trường nhiều phen thất bại nhưng quyết không bỏ cuộc.

Đi lên từ tay trắng

Tỷ phú Manuel Villar vẫn giữ thói quen hàng ngày làm việc ngay tại các quán cà phê thuộc sở hữu của mình.

Tỷ phú Manuel Villar vẫn giữ thói quen hàng ngày làm việc ngay tại các quán cà phê thuộc sở hữu của mình.

Ít ai biết tỷ phú Philippines Manuel Villar có nguồn gốc khá bình dân. Cha của ông chỉ là một công chức quèn, còn mẹ ông là một người bán cá ngoài chợ. Khi còn nhỏ, gia đình cậu bé Villar sinh sống trong một căn nhà đi thuê cạnh bãi rác bẩn khét tiếng mang tên Núi Khói (Smokey Mountain) của thủ đô Manila.

Ông Manuel Villar sinh ngày 13 tháng 12 năm 1949- là con thứ hai trong một gia đình nghèo khó có tới 9 anh chị em ở khu phố nghèo Moriones Tondo, thuộc thủ đô Manila. Từ năm 6 tuổi, cậu bé Villar đã phải phụ giúp mẹ bán hải sản ở chợ gần nhà. Cũng chính từ đây, đã tạo cơ hội cho ông làm quen với công việc kinh doanh khi biết quan sát, học hỏi và tích lũy kinh nghiệm từ trường đời.

Ông từng nhiều lần kể lại những ký ức tuổi thơ dữ dội của mình: “Lớn lên ở một khu vực dân cư đông đúc và phụ giúp mẹ bán cá ở chợ dân sinh đã khiến tôi trở thành một người cứng rắn hơn. Hồi trẻ, tôi vô cùng nhút nhát. Và tôi đã phải vượt qua điều đó để thành công. Chính nó đã dạy tôi cách phải xoay trở để sống sót”.

Tốt nghiệp trung học, chàng thanh niên con nhà nghèo may mắn được theo học Đại học Philippines, ngôi trường hàng đầu ở thủ đô có khuôn viên xanh rộng rãi được cậu mô tả là “như một giấc mơ, thiên đường” và lấy bằng cử nhân và sau đó là bằng thạc sĩ quản trị kinh doanh. Sau đó, Villar gia nhập một công ty kế toán lớn, nhưng không ở lại vì ước muốn trở thành một doanh nhân.

Ông Villar kể lại rằng, nỗ lực đầu tiên của bản thân là một dịch vụ giao hàng hải sản, đã bị trật bánh sau khi nhà hàng Makati mà ông cung cấp khiến ông không hài lòng và thua lỗ. Sau đó ông đã vạch ra một kế hoạch giảm giá vé bữa ăn cho những khách hàng quen- giải pháp sau đó đã giúp ông bù đắp được các khoản lỗ.

Tiếp sau đó, ông chuyển đến làm việc tại một đơn vị của Ngân hàng Thế giới, chuyên hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, rồi nghỉ việc. Đến năm 1975, ông đã nhận được một khoản vay 10.000 peso từ định chế này - ngày nay tương đương khoảng 350.000 peso để bắt đầu một dự án kinh doanh mới. Ông tìm mua được hai chiếc xe tải rồi tân trang lại và bắt tay vào công việc giao cát sỏi cho các nhà thầu xây dựng. Từ các mối khách hàng này, ông đã học hỏi được những bí quyết kinh doanh bất động sản và tham gia vào lĩnh vực này vào năm 1977, nhưng chỉ tập trung vào phân khúc nhà giá rẻ. Đến nay, các công ty của ông đã xây dựng được tới hơn 500.000 căn hộ trên khắp đất nước.

Tỷ phú Manuel Villar trong chuyến tháp tùng Tổng thống Philippines Ferdinand Bongbong Marcos công du Nhật Bản hồi đầu năm nay.

Tỷ phú Manuel Villar trong chuyến tháp tùng Tổng thống Philippines Ferdinand Bongbong Marcos công du Nhật Bản hồi đầu năm nay.

Hoạt động kinh doanh bất động sản không phải lúc nào cũng thành công đối với tỷ phú tự thân giàu nhất Philippines. Trên thực tế, công việc kinh doanh của ông đã gần như bị xóa sổ trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á khi C&P Homes, đơn vị kinh doanh niêm yết duy nhất của ông vào thời điểm đó, vào năm 1999 bị vỡ nợ đối với khoản vay 16 tỷ peso từ các chủ nợ trong và ngoài nước để mở rộng.

Cam kết “làm việc cho tới lúc chết”

Một trong hai dự án nhà ở đầu tiên của tỷ phú Villar ở thành phố Las Piñas.

Một trong hai dự án nhà ở đầu tiên của tỷ phú Villar ở thành phố Las Piñas.

Kể từ sau khi thất bại trong cuộc tranh cử tổng thống hồi năm 2010, vị doanh nhân 73 tuổi từng nhiều năm là thượng nghị sĩ rồi nắm giữ ghế Chủ tịch Thượng viện Philippines lại quay trở về với nghiệp kinh doanh.

Ông hiện vẫn đang là người chèo lái công ty phát triển bất động sản lớn nhất Philippines Vista Land & Landscapes, và chuỗi bán lẻ Starmalls điều hành các trung tâm thương mại và tòa nhà văn phòng trên khắp quốc gia Đông Nam Á.

Câu chuyện làm giàu tự thân của ông từng trở thành nguồn cảm hứng và động lực cho nhiều người trẻ khắp nơi dấn thân vào con đường kinh doanh làm giàu. Trong danh sách những người giàu nhất Philippines do tạp chí Forbes bình chọn, ông trùm bất động sản Manuel Villar nhiều lần được xếp ở vị trí đầu tiên. Vào năm 2018, mức tăng giá cổ phiếu của các công ty niêm yết đã giúp ông giành ngôi vị á quân trong danh sách 50 người giàu nhất nước, với khối tài sản trị giá 7,8 tỷ USD (chỉ xếp sau gia tộc 6 anh chị em nhà Henry Sy- đồng sở hữu khối tài sản 12,6 tỷ USD). Theo ước tính mới nhất, bước sang năm 2023 khối tài sản ròng của tỷ phú Manuel Villar hiện là khoảng 8,3 tỷ USD.

Không chỉ là một doanh nhân thành đạt, ông Manuel Villar còn đạt được nhiều thành tựu đáng nể trên con đường chính trị. Được thuyết phục bởi bố vợ, một nghị sĩ, ông Villar tham gia chính trị và được bầu vào Hạ viện năm 1992. Ông từng giữ chức thượng nghị sĩ trong 12 năm đến năm 2013 và là chủ tịch đảng Dân tộc chủ nghĩa Nacionalista lâu đời nhất nước. Năm 2010, ông từng bỏ ra hơn 1 tỷ peso cho cuộc đua tranh cử tổng thống, nhưng không thành công khi chỉ về thứ ba.

Có lẽ chính vì hoàn cảnh xuất thân và phải lao động từ nhỏ để kiếm sống nên ông Villar luôn trân trọng giá trị của đồng tiền và không ưa lối sống xa hoa như nhiều tỷ phú khác. Khác với nhiều tỷ phú trên thế giới có thú vui sưu tầm siêu xe, du thuyền như một cách để thể hiện sự giàu có, ông Villar vẫn luôn hài lòng với việc lái những chiếc ô tô bình dân và chưa từng ngồi vào khoang hạng sang máy bay mỗi khi đi công tác. Thậm chí ông không muốn các con sở hữu thứ gì quá dễ dàng, ví như khi chúng muốn mua ô tô cũng phải tự đi vay tiền ngân hàng.

Triết lý kinh doanh là sự kiên trì

Tỷ phú Philippines dùng khoai lang trong một buổi tiệc sinh nhật của mình.

Tỷ phú Philippines dùng khoai lang trong một buổi tiệc sinh nhật của mình.

Nhà văn có trở ngại của nhà văn, doanh nhân có trở ngại của doanh nhân. Số là khi viết, luôn có một hiện tượng được gọi là “rào cản nhà văn”- một vấn đề mà người viết không thể bắt đầu trong một khoảng thời gian đáng kể. Một số người mô tả nó như “tình trạng tê liệt”- không thể viết ra những từ đầu tiên. Trong thế giới kinh doanh cũng tương tự như vậy- nó khiến nhiều người trở thành “những người lập kế hoạch vĩnh viễn”- tức luôn nói về kinh doanh nhưng chưa bao giờ thực sự làm điều đó.

Tỷ phú Manuel Villar luôn quan niệm rằng: Ai cũng có thể thành công nếu làm việc chăm chỉ, kiên trì và biết tự đứng lên sau mỗi thất bại. "Đừng nghĩ rằng vì mình nghèo nên mình không thể trở thành lãnh đạo. Hãy luôn biết thể hiện sự chân thành và làm việc thật tốt, những người khác sẽ nhìn thấy và sẽ bầu cho bạn làm lãnh đạo", ông nói.

Ông từng chia sẻ rằng: Có nhiều hình thức cản trở khởi nghiệp - một người có thể thiếu tự tin để bắt đầu, sợ thất bại hoặc nghi ngờ về khả năng chiến thắng của ý tưởng của mình. Nhưng trở ngại chung là thiếu vốn. Trên thực tế, nhiều người từ bỏ kế hoạch thành lập doanh nghiệp vì họ không thể vượt qua trở ngại này. Tôi lấy tiền ở đâu? Làm thế nào để tôi tiếp tục với kế hoạch của mình nếu tôi không thể huy động được vốn?

Đó cũng là một trong những thách thức tôi gặp phải khi quyết định từ bỏ công việc và bắt đầu xây dựng doanh nghiệp của riêng mình vào năm 1975. Đó thực sự là một thử thách khó khăn. Nhưng tôi đã quyết tâm và tôi sẽ không cho phép nỗi sợ hãi này làm tê liệt để làm những gì tôi muốn.

Hãy nhớ rằng, tất cả các doanh nhân đều gặp trở ngại và những người thành công chính là những người đã vượt qua chúng. Điều quan trọng nhất là cần có là sự kiên trì. Bất kể tình huống có vẻ như thế nào, bạn cần phải giữ vững lập trường của mình. Nếu bạn thực sự tin tưởng vào những gì bạn sắp bắt tay vào thì đây sẽ không phải là vấn đề lớn.

“Khi bạn quyết định khởi nghiệp, hãy nhớ rằng những khoảnh khắc thất bại là cần thiết cho sự thành công. Thất bại chính là nền tảng thiết yếu cho chiến thắng chung cuộc. Chấp nhận rủi ro kéo theo những khó khăn và thất bại nhưng đừng bao giờ nghi ngờ bản thân và tầm nhìn của bạn”, ông Manuel Villar chia sẻ.

Vista Land đang đặt mục tiêu phát triển 62 thị trấn, bao gồm chung cư cao tầng, tòa tháp văn phòng và bất động sản thương mại trên khắp đất nước với diện tích khoảng 1.500 ha. Ngoài ra công ty của ông còn sở hữu 3.000ha chưa phát triển trên khắp quần đảo.

Dấn thân vào lĩnh vực mạo hiểm

Bất động sản từ lâu đã trở thành trụ cột kinh doanh của tỷ phú Villar và nó là mấu chốt để gia tăng khối tài sản của ông. Tuy nhiên hiện vị doanh nhân 73 tuổi đặt mục tiêu tiếp tục mở rộng các hoạt động kinh doanh mới.

Gia đình ba thế hệ nhà tài phiệt Manuel Villar.

Gia đình ba thế hệ nhà tài phiệt Manuel Villar.

Trong tương lai gần, ông có kế hoạch mở thêm một sòng bạc, một mạng truyền hình, một công viên giải trí và một con đường thu phí vào đế chế bán lẻ và bất động sản rộng lớn của mình, bao gồm chuỗi thức ăn Chicken Deli & Coffee Project. “Tôi sẽ làm việc cho tới lúc chết”, ông Villar từng chia sẻ tham vọng của mình khi ngồi bên một tiệm cà phê của mình ở trung tâm thành phố Manila, một chuỗi quán cà phê sang trọng mà ông đã lập ra cách đây gần 10 năm để cạnh tranh với gã khổng lồ Starbucks.

Dự kiến, ông sẽ niêm yết Dự án Cà phê trong năm nay nhằm tăng 65% số chi nhánh của nó lên con số 200, cùng với các đợt IPO khác, bao gồm cả một nhà máy điện trên Đảo Siquijor thuộc sở hữu của một công ty cổ phần tư nhân của mình.

Hiện ông Villar vẫn đang tập trung vào việc mở rộng các lĩnh vực kinh doanh ngoài các dự án khu dân cư. Cụ thể là dự án Vista Malls, với 31 trung tâm mua sắm, 69 trung tâm thương mại và bảy tòa nhà văn phòng với tổng diện tích sàn là 1,6 triệu mét vuông, đồng thời với việc gây dựng các doanh nghiệp và nhà hàng, bao gồm nhà bán lẻ nội thất nhà ở AllHome.

Khi được hỏi về dự án được cho là “thách thức nhất của mình” là tiến tới thành lập công ty truyền thông Advanced Media Broadcasting System (AMBS), ông Villar nói: “Các cơ hội trong ngành truyền thông rất thú vị. Tôi tin vào sức mạnh của truyền thông. Đó là tương lai”.

Tham vọng của tỷ phú Villar là muốn AMBS tập trung vào lĩnh vực giải trí và vui chơi. Hiện ông đã phát triển công viên giải trí đầu tiên trên một khu đất rộng 80 ha ở các đô thị Las Pinas và Paranaque phía nam Metro Manila. Công viên giải trí này sẽ là một phần của khu phức hợp, bao gồm khu nghỉ dưỡng, sòng bạc, trung tâm mua sắm và khách sạn dự kiến sẽ hoàn thành trong vài năm tới.

Mặc dù nằm trong số những người giàu nhất đất nước, tỷ phú Villar từng khẳng định rằng ông đã có thể giàu có hơn nếu không tham gia chính trường. “Tôi đã lãng phí rất nhiều thời gian cho chính trị, mặc dù tôi cũng đã trải nghiệm được rất nhiều thứ từ nó. Ở góc độ cá nhân, tôi vẫn cảm thấy mình rất năng động và nhạy bén. Ở tuổi này, tôi vẫn đang tận hưởng đơn giản vì những công việc tôi đang làm, đã làm từ khi còn là một cậu bé bán cá. Đó mới chính là điều thực sự khiến tôi hạnh phúc. Tôi sẽ luôn là một doanh nhân”, ông Villar chia sẻ.

(TH)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm