| Hotline: 0983.970.780

Tục lạ miền sơn cước: Ớn lạnh tục nuôi ma

Thứ Hai 22/02/2016 , 08:15 (GMT+7)

Hàng ngày, người sống đều đặn mang thức ăn ra nhà mồ cho người dưới mộ ăn, mang rượu ra cho uống và ngồi “tâm sự” với người “bên kia thế giới”.../ Xem bói bằng cật tre, tim trâu

Đó là tục lệ tồn tại bao đời nay của tộc người Jrai ở làng Dip, xã Ia M’nông, huyện Chư Pảh, tỉnh Gia Lai.

Cho ma... ăn cơm, uống rượu

Tộc người Jrai nằm treo leo trên đỉnh đèo Sê San, phía dưới là dòng sông Sê San hùng vĩ, cách TP Pleiku gần 100 cây số. Dip là một trong những ngôi làng không chỉ cao mà còn hiểm trở bậc nhất của huyện Chư Pảh, rất hiếm khi có người dưới xuôi ghé đến. Bởi thế, nơi đây gần như tách biệt với thế giới văn minh.

“Khu “rừng ma” là nơi linh thiêng, là cấm địa của người Jrai, họ không bao giờ dám đặt chân đến, trừ khi đưa tiễn người chết hoặc mang đồ ăn, thức uống cho…ma. Thuyết phục được họ dẫn đến rừng ma khó lắm đấy. Mà nếu không có người dân bản địa dẫn đường thì không thể nào đến được”, anh bạn dẫn đường cho tôi cảnh báo.

“Thế lúc mang đồ cho ma, họ không sợ sao?”, tôi hỏi. “Đúng rồi, vì họ đi thăm nuôi mà. Còn không có việc gì mà đến thì con ma sẽ theo về làng, hại người”.

Đúng như lời anh bạn tôi nói. Chúng tôi gặp già làng R’Chăm Phiêu đề xuất nguyện vọng muốn vào rừng ma, nhưng già làng kiên quyết lắc đầu. “Nếu tự ý vào rừng, sẽ bị con ma rừng theo về làng, gây dịch bệnh cho nhiều người. Con ma này thầy cúng cũng không trừ được nó đâu”, già làng nói.

04-10-28_nh-1
Đường vào làng Dip, xã Ia M’nông

Giữa lúc đang bế tắc vì không thuyết phục được người làng dẫn đường vào rừng ma thì chúng tôi may mắn gặp được chàng trai ở làng bên cạnh làng Dip, tên R’Chăm Linh. Nghe chúng tôi kể lại mọi chuyện, R’Chăm Linh cười, bảo: “Tôi từng đi nhiều nơi làm thuê, biết nhiều rồi, nên không tin chuyện ma đâu. Nhưng già làng nói cũng có phần đúng đó. Có điều theo tôi nghĩ, không phải ma theo về, gây bệnh mà chính người vào rừng mang mầm bệnh về thôi. Vì trong đó rừng rậm, nhiều âm khí, nước độc, ô nhiễm lắm. Nếu người sức khỏe kém, vào đó rất dễ bệnh”.

Giải thích xong, R’Chăm Linh đồng ý đưa chúng tôi vào rừng ma. Anh chỉ nhắc chúng tôi quan sát kỹ và hết sức thận trọng, chẳng may giẫm phải rắn độc thì nguy. Ngay sau đó, chúng tôi nhanh chóng theo chân R’Chăm Linh. Không biết hết bao nhiêu thời gian, chỉ biết rằng khi đôi chân tôi đã mỏi rã rời, R’Chăm Linh mới cho biết đã đến nơi. Đó là một khoảng đất trống, lẩn khuất bên những lùm cây rừng thưa thớt là lô nhô những ngôi nhà mồ. Bên trong những nhà mồ, các vật dụng như ché rượu, gùi, rìu, quần áo, cồng chiêng… nằm lăn lóc.

R’Chăm Linh bảo, theo quan niệm của người Jrai, chết không phải là hết mà là về với ông bà tổ tiên. Ở thế giới ấy, người chết cũng như người sống, cũng cần có rượu để uống, cần nhà để ở, cần có cái xà-gạc để đi rừng, cần người để làm bầu bạn, vì thế, mới có chuyện người chết được chia các loại tài sản có trong nhà với người sống.

04-10-28_nh-2
04-10-28_nh-3
Những ngôi nhà ma với các vật dụng được chia và đồ ăn, uống cho người chết

Quanh quẩn một hồi trong rừng ma, chúng tôi bất ngờ thấy một người phụ nữ đang ngồi lặng lẽ bên một nhà mồ. R’Chăm Linh bảo, đó là chị R’Chăm Lan. Nhà mồ đó là nơi ở của chồng chị, vừa chết vì bệnh chừng tháng nay. Chúng tôi tiến lại định hỏi thăm, nhưng chưa kịp chào, R’Chăm Lan đã vội vàng đứng dậy, đi như chạy ra khỏi rừng.

Kết nối với người chết bằng ông tre

Trở lại làng Dip, chúng tôi gặp lại già làng R’Chăm Phiêu để hỏi thêm mới biết, người Jrai tin rằng, người chết sau 1 tháng vẫn chưa thành ma. Vì thế, trong khoảng thời gian này, người thân phải đem cơm, thức ăn ra nhà mả cho người chết ăn.

“Khi mới chết, người chết chưa biến thành ma. Cái hồn của nó chưa về với ông bà nên người sống ăn gì, uống gì cũng phải cho người chết ăn như vậy. Nếu không cho nó ăn, nó biến thành ma đói, sẽ về làng tìm cái ăn, và quấy phá người sống, quấy phá người làng”. Tôi hỏi già làng R’Chăm Phiêu: “Nhưng cho ma ăn bằng cách nào ạ?”. Già đáp: “Ồ, dễ thôi mà, đổ cơm, rượu, thức ăn vào ống tre xuống dưới thôi mà”.

Theo lời kể của già làng R’Chăm Phiêu thì khi đưa người chết ra đến rừng ma, thầy cúng sẽ khấn để người chết nhập với làng ma. Đồng thời, một đoạn thân cây tre to, đã được thông các đốt thành một ống dẫn được cắm xuống đầu huyệt mộ, một đầu còn lại nhô lên khỏi mặt đất. Đấy là ống dẫn thức ăn cho ma.

04-10-28_nh-6
Những phụ nữ này khi nghe chúng tôi hỏi về tục nuôi ma, đều tỏ ra e ngại

Sau thời gian 1 tháng nuôi ma hằng ngày, tuỳ điều kiện mỗi gia đình mà người thân của ma sẽ mổ trâu, bò hoặc heo, gà tại nhà mồ, mời dân làng đến ăn uống từ 1-2 ngày. Sau lễ này, người nhà sẽ không phải nuôi ma hằng ngày nữa. “Lúc đó thì vài tháng một lần, gia đình có người chết mới đến thăm nhà mồ, mới đem cơm, rượu, thức ăn cho ma ăn uống, đánh chiêng cho ma nghe… đến khi làm lễ pơ-thi (lễ bỏ mả - PV) thì mới thôi hẳn”, già làng nói.

Theo lời kể của già làng R’Chăm Phiêu, tùy theo điều kiện mỗi gia đình, sau từ 1-3 năm, gia đình người quá cố sẽ làm lễ bỏ mả (pơ-thi). Đây là một trong những lễ hội độc đáo nhất của tộc người Jrai và một số tộc người thiểu số khác ở Tây Nguyên. Lễ này gồm 3 giai đoạn là dựng nhà mồ, lễ bỏ và lễ rửa nồi (hay còn gọi là giải phóng linh hồn).

Sau khi làm lễ bỏ mả xong, mọi ràng buộc giữa người sống và người chết sẽ chấm dứt, người thân không bao giờ đến thăm mộ nữa. Họ có thể lấy vợ hoặc chồng, có thể tham dự những cuộc vui của cộng đồng. Cũng từ đây, hồn ma sẽ vĩnh viễn về với tổ tiên ở thế giới khác. Theo quan niệm của người Jrai, muốn cho người chết thanh thản ra đi, lễ bỏ mả phỉ làm thật chu đáo với sự đóng góp cả vật chất lẫn tinh thần của cả tập thể. Lễ bỏ mả có thể kéo dài cả tuần, hoặc lâu hơn.

Theo luật tục của người Jrai, để tỏ lòng thương tiếc người thân qua đời, vợ hoặc chồng của người quá cố phải kiêng tắm, gội, mặc quần áo mới trong vòng 1 tháng kể từ khi chôn. Nếu vi phạm, sẽ bị làng phạt, bị dân làng chê cười. Sau 2-3 năm hoặc sau khi làm lễ bỏ mả, họ mới được lấy vợ lấy chồng. Cũng trong thời gian này họ phải hạn chế tiếp xúc với dân làng, đến nhà người khác, tránh để cho người lạ trông thấy.

 

Xem thêm
Việt Nam chưa đủ thông tin đánh giá tác động của dự án Funan Techo

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định Việt Nam chưa đủ thông tin để có thể đánh giá tác động của dự án Funan Techo.

Cảnh báo tình trạng xả nước thải ao tôm ra môi trường

Bạc Liêu cảnh báo tình trạng xả nước thải liên tục từ các ao nuôi tôm ra môi trường, nhất là các hộ nuôi tôm siêu thâm canh.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Tặng quà, nước uống cho người dân xã Cẩm Sơn

Bến Tre Sáng 12/5, tại UBND xã Cẩm Sơn, huyện Mỏ Cày Nam, Hội Nông dân tỉnh Bến Tre phối hợp với các mạnh thường quân tặng quà, nước uống cho bà con địa phương.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm