| Hotline: 0983.970.780

Ưu tiên nguồn lực để phát triển thủy lợi nội đồng

Thứ Bảy 09/12/2023 , 16:17 (GMT+7)

ĐBSCL ĐBSCL dù đã bước sang những tháng mùa khô nhưng đến thời điểm hiện tại chưa có dấu hiệu khô hạn, nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn đảm bảo tốt.

Vùng Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, dù đã bước sang những tháng mùa khô nhưng đến thời điểm hiện tại chưa có dấu hiệu khô hạn, nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn đảm bảo nhờ các công trình thủy lợi được nạo vét thường xuyên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Vùng Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, dù đã bước sang những tháng mùa khô nhưng đến thời điểm hiện tại chưa có dấu hiệu khô hạn, nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn đảm bảo nhờ các công trình thủy lợi được nạo vét thường xuyên. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ưu tiên vốn cho thủy lợi nội đồng

Hiện nay các tỉnh ĐBSCL đang kết thúc mùa mưa và bước sang mùa khô. Theo các nhà chuyên môn dự báo, từ tháng 12 và kéo dài đến tháng 3-4 năm sau ĐBSCL sẽ xuất hiện tình trạng khí hậu El Nino  quay trở lại, dẫn đến xâm nhập mặn sâu vào đất liền.

Ghi nhận tại các vùng ngọt ổn định như: Tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười, dù đã bước sang những tháng mùa khô nhưng đến thời điểm hiện tại chưa có dấu hiệu khô hạn, nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vẫn đảm bảo.

Chỉ chúng tôi cánh đồng rộng khoảng 1.000ha vừa xuống giống vụ đông xuân 2023-2024 được 1 tháng, ông Nguyễn Văn Ðời, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Bình Thành, huyện Lấp Vò (Ðồng Tháp) cho hay, những năm qua HTX tích cực đầu tư máy móc, trạm bơm… Do đó, giữa tháng 11/2023, chúng tôi sẽ bơm nước toàn bộ cánh đồng và gieo sạ đồng loạt chỉ 2-3 ngày là xong hết.

Ngoài việc chủ động sản xuất sớm để tránh hạn hán có thể làm ảnh hưởng, thì hầu hết bà con xã viên đều chọn giống lúa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu và liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ. Chúng tôi chủ động thích ứng với diễn biến bất thường của thời tiết.  

Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, hiện toàn tỉnh có 833 công trình kênh trục, kênh dẫn cấp II, III, IV với chiều dài khoảng 4.073 km, diện tích phục vụ khoảng 485.132 ha, hệ thống điều tiết có 2.616 cống các loại và 1.219 trạm bơm điện.

Về ô bao bảo vệ sản xuất, toàn tỉnh có 1.319 ô bao, với chiều dài 8.105 km. Trong đó có 1.102 ô bao triệt để, với chiều dài 6.303km, 217 ô bao chống lũ (bảo vệ lúa thu đông). Những năm gần đây người dân Đồng Tháp nhận thức hệ thống thủy lợi đóng vai trò quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, để nâng cao khả năng giảm thiểu và thích ứng với biến đổi khí hậu, đảm bảo phát triển bền vững lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn.

Để làm được vấn đề này, nhiều năm qua UBND tỉnh Đồng Tháp mạnh dạn đề xuất với Trung ương phương án quy hoạch hướng đến mục tiêu đầu tư, nâng cấp hệ thống thủy lợi, từng bước hoàn chỉnh hệ thống khung trục từ kênh chính đến nội đồng theo hướng hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, khai thác và quản lý tài nguyên nước hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, hiện toàn tỉnh có 833 công trình kênh trục, kênh dẫn cấp II, III, IV với chiều dài khoảng 4.073 km, diện tích phục vụ khoảng 485.132 ha, hệ thống điều tiết có 2.616 cống các loại và 1.219 trạm bơm điện. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo Sở NN-PTNT Đồng Tháp, hiện toàn tỉnh có 833 công trình kênh trục, kênh dẫn cấp II, III, IV với chiều dài khoảng 4.073 km, diện tích phục vụ khoảng 485.132 ha, hệ thống điều tiết có 2.616 cống các loại và 1.219 trạm bơm điện. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Lê Quốc Điền, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đồng Tháp cho biết: Hiện nay các huyện, thành phố đã và đang ra quân triển khai xây dựng các công trình thủy lợi mùa khô nhằm phục vụ sản xuất vụ đông xuân 2024. Ngoài nguồn vốn đầu tư từ ngân sách, các địa phương còn tích cực vận động người dân cùng chung sức thực hiện các công trình thủy lợi trên địa bàn.

Theo đó, các địa phương tập trung huy động mọi nguồn lực và ưu tiên bố trí vốn để thực hiện công tác thủy lợi nội đồng (chủ yếu là nạo vét kênh mương và nâng cấp, gia cố hệ thống đê bao, bờ bao, kết hợp làm đường nông thôn), đảm bảo đủ nước khi khô hạn và tiêu thoát nước khi ngập úng.

Công tác thủy lợi được các địa phương triển khai thường xuyên để thuận lợi lấy nước ra vào phục vụ sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy các vùng sản xuất lúa, cây ăn trái, hoa màu và nuôi thủy sản… tập trung đang được bảo vệ khá tốt.

Cần Thơ có 7 vùng thủy lợi cơ sở

TP Cần Thơ cũng quy hoạch xây dựng, củng cố hệ thống thủy lợi tại khu vực sản xuất nông nghiệp, với tầm nhìn đến 2030. Trong đó, TP hoàn thiện hệ thống thủy lợi, đặc biệt là những vùng phục vụ sản xuất nông nghiệp tại các huyện: Phong Điền, Cờ Đỏ, Thới Lai, Vĩnh Thạnh; các quận như: Bình Thủy, Cái Răng, Ô Môn, Thốt Nốt.

Trong đó tập trung xây dựng các hạng mục công trình cần thiết, cấp bách để bảo vệ an toàn 73.000ha diện tích sản xuất nông nghiệp, đảm bảo sản xuất ổn định và giảm thiểu thiệt hại do lũ, tăng cường trữ nước cho mùa khô, phòng chống hạn mặn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kết hợp phát triển hệ thống giao thông nông thôn. Đồng thời xây dựng hệ thống thủy lợi đảm bảo kiểm soát lũ và vận hành linh hoạt theo từng cấp độ, ổn định sản xuất theo phân vùng quy hoạch thủy lợi... 

Theo ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, một trong những cái mới của năm nay là TP cơ bản hoàn thiện các công trình phòng chống hạn, mặn nên rất an tâm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, một trong những cái mới của năm nay là TP cơ bản hoàn thiện các công trình phòng chống hạn, mặn nên rất an tâm. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Với quy hoạch này, TP Cần Thơ được chia thành 7 vùng thủy lợi cơ sở: vùng I (vùng Bắc Cái Sắn, huyện Vĩnh Thạnh); vùng II (vùng Cái Sắn - Thốt Nốt), gồm cả khu vực đô thị; vùng III (vùng Thốt Nốt - Ô Môn); vùng IV (vùng Ô Môn - Xà No); vùng V (vùng Bình Thủy - Ninh Kiều) khu vực đô thị. vùng VI (vùng Nam Cái Răng); vùng VII (khu vực cù lao Tân Lộc và cồn Sơn). 

Theo ông Nguyễn Ngọc Hè, Phó Chủ tịch UBND TP Cần Thơ, một trong những cái mới của năm nay là TP Cần Thơ cơ bản hoàn thiện các công trình phòng chống hạn, mặn nên rất an tâm. Từ đó, sẽ chủ động sản xuất sớm hoặc thích ứng một cách phù hợp. Ngoài ra, TP tiếp tục phát huy mô hình liên kết nhằm ổn định từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

Hiện trong từng vụ sẽ thực hiện 140 mô hình cánh đồng lớn, với diện tích 36.075ha, khoảng 23.232 hộ tham gia. Cánh đồng lớn được doanh nghiệp bao tiêu với giá cao hơn thị trường từ 50-150 đồng/kg, từ đó giúp lợi nhuận tăng thêm 1,2-2,8 triệu đồng/ha.

Ngoài ra, các huyện còn xây dựng vùng sản xuất cây ăn trái chủ lực và hình thành các sản phẩm đặc trưng có thương hiệu với 11.880ha, sản lượng trên 135.000 tấn mỗi năm. Những cách làm mới này sẽ giúp ngành nông nghiệp dễ dàng trong ứng phó với thời tiết cực đoan, bảo vệ sản xuất tốt hơn và là hướng đi bền vững của nông nghiệp hiện đại.

Xem thêm
Hội Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ kỷ niệm 70 năm quan hệ ngoại giao

TP.HCM Ngày 15/11, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP.HCM, Hội Hữu nghị Việt Nam - Mông Cổ tổ chức gặp mặt kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Khu tái định cư Làng Nủ được cấp điện lưới quốc gia

Ngày 15/11, Công ty Điện lực Lào Cai chính thức đóng điện công trình cấp điện tái thiết cho khu dân cư thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.

Ghi ở 'thủ phủ' phế liệu Hà Nội [Bài 1]: Khi rác nhựa là nguồn sống

Gần nửa thập kỷ qua, nghề phân loại, tái chế rác nhựa đã biến phân nửa làng nghề hương tăm truyền thống ở Xà Cầu thành 'thủ phủ' phế liệu lớn nhất thủ đô.