Ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam chia sẻ về dòng phân bón mới nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF).
Chia sẻ về công nghệ phân bón sinh học nâng cao hiệu suất sử dụng hữu hiệu (BIO EFF), ông Lê Văn Hải, Tổng Giám đốc BiOWISH Việt Nam, cho biết, sản phẩm công nghệ sinh học này hoạt động và phát huy hiệu quả trên các loại thổ nhưỡng, khí hậu, môi trường. Các chủng vi sinh BiOWISH Crop Liquid kết hợp với phân bón vô cơ (Urea, NPK, SA, DAP, Lân, Kali…) và phân bón hữu cơ, tạo nên giải pháp phân bón tích hợp vi sinh giúp tối ưu hóa việc chuyển hóa Nitơ và Phốt pho, giảm thiểu thất thoát phân bón.
Theo ông Hải, khác với phân bón nhả chậm, phân bón nâng cao hiệu suất sử dụng không chỉ giải phóng chất dinh dưỡng mà còn sử dụng công nghệ tiên tiến để tối đa hóa hiệu quả của chúng.
Phân bón EFF được pha chế để giảm thiểu mất chất dinh dưỡng thông qua quá trình rửa trôi hoặc bay hơi, đảm bảo rằng nhiều chất dinh dưỡng hơn được cây trồng hấp thụ và không bị rửa trôi. Điều này có nghĩa, nông dân sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn cho số tiền bỏ ra và cây trồng khỏe mạnh, phát triển mạnh mẽ với ít tác động đến môi trường hơn.
Về cơ hội ứng dụng phân bón sinh học nâng cao hiệu suất trong giảm phát thải carbon trong nông nghiệp Việt Nam, đại diện BiOWISH cho biết, phân bón này có thể giúp giảm tỷ lệ bổ sung nitơ để giảm lượng khí thải nhà kính phát ra từ đất.
Cụ thể cho cây lúa, BiOWiSH có khả năng giúp giảm lượng khí thải N2O từ các hệ thống tưới ướt và khô xen kẽ (AWD), giảm phát thải N2O bằng cách giảm 10% lượng nitơ sử dụng cho 1.000.000ha. Đối với lúa và ngô, phân phón BiOWISH thúc đẩy tiềm năng giảm phát thải 429,448.26 tấn CO2e hằng năm bằng cách giảm 10% lượng nitơ sử dụng.
Trong chương trình khảo nghiệm phát thải khí nhà kính trong đất, các thử nghiệm với BiOWISH đã cho kết quả hệ số phát thải nhỏ hơn 61,9% so với đối chứng. Điều này có thể giúp giảm ~+9 triệu tấn CO2e thải ra hằng năm tại Việt Nam do sử dụng phân đạm thông qua phát thải N2O.