| Hotline: 0983.970.780

Viêm não, căn bệnh nguy hiểm nhưng phòng chỉ bằng 3 mũi vắc xin

Thứ Bảy 29/06/2019 , 09:15 (GMT+7)

Hằng năm, cứ vào mùa hè cao điểm trong các tháng 5 - tháng 7 gia tăng bệnh nhi mắc viêm não.

Đây là dịch bệnh rất nguy hiểm để lại di chứng nặng nề, thậm chí rất dễ tử vong nếu không được chẩn đoán, điều trị kịp thời. Tuy nhiên, biện pháp phòng bệnh rất đơn giản, chỉ bằng… những mũi tiêm phòng.
 

Gia tăng số ca mắc, hầu hết chưa tiêm phòng vắc xin

PGS-TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, viêm não, viêm màng não là bệnh do hệ thần kinh trung ương bị viêm nhiễm. Căn nguyên chính dẫn đến bệnh viêm não ở trẻ nhỏ là virus (virus viêm não Nhật Bản, virus gây bệnh sởi, tay chân miệng… dẫn đến biến chứng viêm não) và cũng có nhiều trường hợp không phát hiện được căn nguyên gây bệnh. Bệnh có thể bị lây nhiễm khi bị muỗi đốt, hoặc lây qua đường tiêu hóa, hô hấp khi tiếp xúc trực tiếp.

tiem-11715561
Ảnh mang tính minh họa.

Mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận 300 - 500 ca viêm màng não với nhiều mức độ và lứa tuổi khác nhau, di chứng nặng nề. Đáng lưu ý, hầu hết trường hợp trẻ bị viêm não đã và đang điều trị tại bệnh viện đều chưa được tiêm phòng vắc xin ngừa viêm màng não trước đó.

Hiện số ca số ca mắc viêm não/màng não đang có dấu hiệu gia tăng. Các ca nhập viện phần lớn là nặng. Đặc biệt hiện đang có 7 trẻ viêm não Nhật Bản đang được điều trị, tỉ lệ biến chứng khoảng 20%. Tổng số bệnh nhân viêm não Nhật Bản từ đầu năm đến nay là 20 ca, phần lớn là bệnh cảnh nặng nề.

Tại Khoa Điều trị tích cực, Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Nhi Trung ương), nhiều trẻ trong tình trạng bệnh rất nặng, không chỉ sốt cao, đau đầu, nôn trớ mà còn bị rối loạn ý thức, co giật, thậm chí hôn mê.

Trường hợp con chị H. (6 tuổi ở Hải Dương) là ví dụ. Mấy ngày trước khi được chuyển tuyến lên BV Nhi Trung ương, bé có triệu chứng sốt nhẹ, đau đầu, chị H. cứ nghĩ con bị cảm cúm do nắng nóng nên mua thuốc cho uống. Sau ba ngày tự chữa, con không những không đỡ mà còn sốt li bì trên 39oC, thậm chí uống hạ sốt không cắt được cơn. Bé liên tục kêu đau đầu, buồn nôn nên gia đình đưa cháu vào bệnh viện đa khoa tỉnh cấp cứu. Tại đây, sau khi được làm các xét nghiệm cơ bản và chọc dịch não tủy, các bác sĩ chẩn đoán cháu bé bị viêm não nên phải chuyển lên Bệnh viện Nhi Trung ương điều trị.
 

Cách phát hiện sớm

Theo các chuyên gia y tế, biểu hiện thường thấy nhất của viêm não, viêm màng não là sốt cao đột ngột từ 39- 40oC. Ở giai đoạn muộn, bệnh nhân sẽ sợ ánh sáng, cứng gáy, mê sảng, co giật, mất ý thức… Viêm não Nhật Bản để lại di chứng nặng nề, với khoảng 50% các ca mắc viêm não Nhật Bản bị di chứng ở mức độ khác nhau. Trong số các ca bị di chứng, các bệnh nhi bị di chứng nặng chiếm khoảng 20% (vận động yếu, hạn chế nhận thức) ảnh hưởng lâu dài đến phát triển của trẻ.

PGS. Điển cảnh báo, trong mùa dịch viêm não, viêm màng não từ tháng 5 đến tháng 9, nếu trẻ sốt liên quan đến tri giác lơ mơ li bì, kèm theo dấu hiệu co giật khu trú tay chân co cứng, dấu hiệu thần kinh, đau đầu nhiều cần nghĩ đến nguy cơ này để đến viện sớm. Việc điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ di chứng để lại cho não bộ là vĩnh viễn, suốt đời.

“Ở thời điểm này, khi trẻ có bất cứ triệu chứng nào giống như cảm cúm, sốt, sổ mũi, đặc biệt là kêu đau đầu và nôn, sốt cao mà việc dùng thuốc hạ sốt không mang nhiều hiệu quả giảm sốt, giảm đau; triệu chứng buồn nôn, nôn không liên quan đến bữa ăn thì cha mẹ cần đưa trẻ tới bệnh viện để được theo dõi, chẩn đoán và điều trị sớm, giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm cho bé”, PGS. TS Trần Minh Điển cảnh báo.

Để phòng tránh dịch bệnh nguy hiểm này, các bác sĩ khuyến cáo, ngay khi phát hiện trẻ có những dấu hiệu sốt cao, đau đầu, buồn nôn và cứng gáy, gia đình cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được chẩn đoán sớm, điều trị kịp thời; tuyệt đối không tự ý mua thuốc điều trị tại nhà.

Quan trọng và hiệu quả hơn là các gia đình cần cho trẻ đi tiêm vaccine phòng bệnh theo đúng độ tuổi, đúng thời gian và tiêm đủ mũi. Theo đó, trẻ cần được tiêm mũi 1 khi được 12 tháng tuổi; mũi hai sau mũi một 1-2 tuần; mũi ba cách mũi hai một năm. Cần lưu ý, phải tiêm đủ 3 mũi hiệu lực bảo vệ mới đạt 90-95%. Các bác sĩ cảnh báo, nếu chỉ tiêm một mũi thì không có hiệu lực bảo vệ. Tiêm đủ 2 mũi hiệu lực bảo vệ đạt trên 80%. Nên nhắc lại bằng 1 mũi vắc xin viêm não Nhật Bản khoảng 5 năm sau để cũng cố miễn dịch.

(Kiến thức gia đình số 26)

Xem thêm
Di căn gan chiếm 25% trường hợp ung thư đại trực tràng

TP.HCM Di căn gan là di căn xa thường gặp nhất, chiếm 25% các trường hợp ung thư đại trực tràng. Mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 16.000 ca ung thư đại trực tràng mới.

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu của điều trị suy tim sung huyết là để tim đập hiệu quả hơn giúp đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể.

Đối tượng nào cần xét nghiệm tiền đái tháo đường?

Bộ Y tế khuyến cáo, phụ nữ đã được chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ thì cần phải theo dõi lâu dài, thực hiện xét nghiệm ít nhất 03 năm/lần.

Kháu Vài Lèng bị giả mạo, Lương y Mạc Văn Minh kêu cứu

Kháu Vài Lèng, bài thuốc điều trị sinh lý nam giới của Lương y Mạc Văn Minh đang bị các đối tượng xấu làm giả, bán trục lợi, ảnh hưởng đến uy tín sản phẩm.