| Hotline: 0983.970.780

Vườn quốc gia có diện tích bằng quốc đảo Singapore

Thứ Sáu 09/12/2022 , 16:09 (GMT+7)

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà có diện tích tương đương quốc đảo Singapore và đây được mệnh danh là 'vương quốc' của các loại lan, chim muông, thú rừng.

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà có diện tích quản lý khoảng 70.000ha và có vùng giáp các tỉnh Đăk Lăk, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Ảnh: MH.

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà có diện tích quản lý khoảng 70.000ha và có vùng giáp các tỉnh Đăk Lăk, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Ảnh: MH.

Ngày 9/12, tại xã Đạ Nhim (huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà tổ chức Hội nghị chia sẻ thông tin về Vườn, thông tin về vùng lõi của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Langbiang tới các đơn vị truyền thông trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Lương Minh, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà cho biết, Vườn nằm trong vùng khí hậu á nhiệt đới, núi cao và có các loài động thực vật rừng đặc hữu, quý hiếm. Vườn có tổng diện tích quản lý khoảng 70.000ha và có vùng giáp các tỉnh Đăk Lăk, Khánh Hòa, Ninh Thuận. Đây cũng là Vườn có diện tích tương đương với quốc đảo Singapore.

Theo đó, Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà là vùng cảnh quan đa dạng sinh học có giá trị toàn cầu và là một trong 4 trung tâm đa dạng sinh học ở Việt Nam. Vườn cũng là khu vực ưu tiên bảo vệ số 1 (SA3) trong chương trình bảo tồn các dãy núi chính Nam Trường Sơn.

Trong năm 2022, có khoảng 6.500 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm, nghiên cứu tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà. Ảnh: MH.

Trong năm 2022, có khoảng 6.500 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm, nghiên cứu tại Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà. Ảnh: MH.

Hiện nay, Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà cũng là một trong 221 vùng chim quan trọng của thế giới và đây cũng là nơi được mệnh danh "vương quốc của các loài hoa lan". Theo ông Nguyễn Lương Minh, Vườn là vùng địa lý sinh học của các loài hạt trần và được xác định là nơi hình thành 2 dòng sông Đồng Nai và Sê êpok huyền thoại. Vườn cũng là vùng lõi của Khu dữ trữ sinh quyển thế giới Langbiang và là vườn di sản ASIAN.

Có sự đa dạng sinh học kết hợp cùng các giá trị văn hóa, cảnh quan đặc biệt như đỉnh núi Bidoup, Langbiang, hồ Đankia - Đà Lạt, rừng thông, thác nước trên sông K’Rông Nô, khu rừng thông hai lá dẹt đại cổ thụ, khu rừng nguyên sinh Núi Hòn giao… Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà có tiềm năng và lợi thế lớn trong phát triển hoạt động du lịch sinh thái và giáo dục môi trường.

Năm 2022, hoạt động du lịch mang về doanh thu cho Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà trên 1,6 tỷ đồng. Ảnh: MH.

Năm 2022, hoạt động du lịch mang về doanh thu cho Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà trên 1,6 tỷ đồng. Ảnh: MH.

Ông Phạm Xuân Nguyên, Giám đốc Trung tâm Du lịch sinh thái và Giáo dục môi trường (Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà) cho biết, với những tiềm năng và lợi thế, thời gian qua, trung tâm đã phát triển các chương trình du lịch khám phá rừng, cắm trại, trải nghiệm thiên nhiên, trải nghiệm làng nghề truyền thống. Cùng với đó là tổ chức các chương trình giáo dục bảo vệ rừng như dọn vệ sinh, thu gom rác thải, trồng cây và tổ chức các chương trình tham quan, dã ngoại…

"Trong năm 2022, có khoảng 6.500 lượt khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm, nghiên cứu tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà. Hoạt động du lịch mang về doanh thu cho Vườn trên 1,6 tỷ đồng", ông Phạm Xuân Nguyên chia sẻ.

Định hướng đến năm 2030, doanh thu xã hội du lịch của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà dự kiến đạt 2.700 tỷ đồng/năm. Ảnh: MH.

Định hướng đến năm 2030, doanh thu xã hội du lịch của Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà dự kiến đạt 2.700 tỷ đồng/năm. Ảnh: MH.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Lương Minh, Phó Giám đốc Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà cho biết, hiện nay, Vườn đang hướng đến đa dạng hoá các Sản phẩm dịch vụ du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của du khách.

Đồng thời Vườn sẽ liên kết với các trường học, các đơn vị hợp tác để phát triển hơn nữa mô hình du lịch sinh thái, giáo dục môi trường. Ngoài ra, Vườn cũng hướng đến phát triển dịch vụ môi trường rừng với tổng diện tích cho thuê trên 24 nghìn ha. Định hướng đến năm 2030, doanh thu xã hội du lịch của Vườn dự kiến đạt 2.700 tỷ đồng/năm.  

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Nhiều rào cản trong phát triển rừng gỗ lớn

Quảng Nam Phát triển rừng gỗ lớn giúp tăng hiệu quả kinh tế, hướng đến phát triển lâm nghiệp bền vững. Tuy nhiên, muốn thực hiện được điều này thì cần phải tháo gỡ những rào cản.

Bình Thuận tăng cường bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng dịp giáp Tết

Người đứng đầu phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình mà không có biện pháp bảo vệ rừng, phòng cháy rừng hiệu quả.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.