| Hotline: 0983.970.780

Vướng mắc chi trả dịch vụ môi trường rừng

Thứ Tư 08/07/2015 , 06:09 (GMT+7)

Phú Yên có 70.000 ha rừng của các lưu vực có cung ứng dịch vụ môi trường rừng (DVMTR). 

Song nhận thức về chi trả DVMTR của các tổ chức, cá nhân chưa thông suốt; tiến độ giải ngân chậm.

Theo ông Mai Tấn Lên, GĐ Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng Phú Yên, hiện kinh phí hoạt động của quỹ còn nhiều khó khăn, chủ yếu sử dụng 10% trên tổng nguồn thu ủy thác tiền DVMTR được điều phối từ Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng VN (VNFF) và thu nội tỉnh.

Trong khi đó, địa bàn hoạt động của quỹ thực hiện chính sách chi trả tiền thu ủy thác DVMTR cho các đối tượng chủ rừng chủ yếu là địa bàn vùng sâu, vùng xa thuộc ba huyện miền núi Đồng Xuân, Sơn Hoà, Sông Hinh, bao gồm 6 BQL rừng phòng hộ, đặc dụng và doanh nghiệp; 16 xã, thị trấn được Nhà nước giao trách nhiệm quản lý rừng và hơn 1.000 chủ rừng là các hộ gia đình cá nhân.

Việc chi trả tiền DVMTR từ quỹ tỉnh đến các đối tượng chủ rừng hết sức khó khăn. Để trả đúng, trả đủ bảo đảm 100% số tiền DVMTR phải đến tay người dân và các chủ rừng, hàng năm quỹ phải rà soát, cập nhật biến động (tăng/giảm) hiện trạng rừng hơn 120.000 ha, trong đó 70.000 ha là diện tích có rừng của các lưu vực có cung ứng DVMTR.

Ngoài ra, việc chi trả DVMTR bình quân theo lưu vực của từng thủy điện liên tỉnh cho các chủ rừng cung ứng DVMTR đối với các thủy điện bậc thang có sự chênh lệch lớn về đơn giá, nhất là diện tích rừng có cung ứng DVMTR ở vùng hạ du.

UBND tỉnh Phú Yên vừa phê duyệt kinh phí chi trả DVMTR năm 2014 với tổng số tiền hơn 7 tỷ đồng. Số tiền trên do Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng VN điều phối sau khi thu DVMTR từ 3 NM thủy điện trên địa bàn tỉnh và Cty TNHH MTV Cấp thoát nước Phú Yên. Đối tượng được chi trả là chủ rừng, các BQL rừng phòng hộ, UBND 16 xã...

Cụ thể, trong hệ thống thủy điện bậc thang trên thượng nguồn sông Ba có nhiều nhà máy thủy điện. Trong đó có NM thủy điện An Khê - Ka Nak công suất 173 MW, thay vì sau SX thủy điện phải trả nước lại cho sông Ba, nhưng lại "chuyển nguồn" đổ ra Sông Kôn, chảy về hạ lưu thuộc tỉnh Bình Định.

Mô hình tổ chức và cơ chế hoạt động của quỹ chưa rõ ràng; hệ thống tổ chức, chế độ phụ cấp, ngạch, bậc công chức, viên chức chưa có văn bản hướng dẫn để thực hiện thống nhất trên toàn quốc.

“Việc chậm trễ uỷ thác tiền DVMTR hàng năm do nhiều nguyên nhân, làm ảnh hưởng lớn đến công tác chủ động tổ chức triển khai kế hoạch thu, chi trả tiền DVMTR hàng năm. Công tác tuyên truyền về chủ trương, chính sách chưa có sức lan toả trong cộng đồng do kinh phí phục vụ cho công tác truyên truyền lệ thuộc vào quỹ trích lập từ nguồn thu uỷ thác quá thấp", ông Lên nói.

Theo Quỹ Bảo vệ & phát triển rừng Phú Yên, công tác giải ngân tiền DVMTR năm 2011, 2012 đến nay chưa được thực hiện, do đang lấy ý kiến thống nhất của các sở, ban ngành theo chỉ đạo của tỉnh. Chi trả DVMTR cho các chủ rừng còn quá thấp, khiến họ chưa gắn bó với sự nghiệp bảo vệ rừng.

Chi trả DVMTR còn bất cập, đơn giá chi trả bình quân trên 1 ha rừng có sự chênh lệch quá lớn giữa các lưu vực trên địa bàn, khiến người dân so bì quyền lợi. Cụ thể như tiền chi trả cho các chủ rừng của lưu vực NM thủy điện sông Ba Hạ khoảng 28.000 đồng/ha/năm; lưu vực NM thủy điện sông Hinh 126.000 đồng/ha/năm, quá thấp so với mặt bằng chung cả nước về Kế hoạch Bảo vệ & phát triển rừng (200.000 đồng/ha/năm).

Trong khi đó, việc nộp tiền trồng rừng thay thế vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể về trách nhiệm quản lý của quỹ, tiến trình phân bổ kế hoạch, kinh phí quản lý, điều hành...

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Quảng Trị chưa có địa phương nào thành lập được đội bắt chó thả rông

Bệnh dại đã xuất hiện nhưng tỷ lệ tiêm phòng tại Quảng Trị vẫn đạt thấp, các đội bắt chó thả rông cũng chưa được thành lập theo kế hoạch.

Trồng sắn phủ bạt kết hợp tưới nhỏ giọt, năng suất tăng gấp đôi

PHÚ YÊN Ngay vụ đầu thử nghiệm, mô hình trồng sắn phủ bạt kết hợp tưới nhỏ giọt đã cho năng suất 50 tấn/ha, trong khi cách trồng truyền thống chỉ đạt từ 15 - 18 tấn/ha.