| Hotline: 0983.970.780

Vướng mắc cuối cùng của đường Vành đai 2.5 Đầm Hồng là thủ tục hành chính?

Thứ Năm 29/08/2024 , 06:00 (GMT+7)

Hà Nội Dự án đường Vành đai 2.5 đã đạt khoảng 95% khối lượng thi công, nếu vướng mắc cuối cùng được gỡ bỏ thì khoảng 5% còn lại của dự án sẽ sớm được hoàn thành.

Trì trệ nhiều năm do vướng giải phóng mặt bằng

Tìm hiểu của phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam được biết, Dự án đường Vành đai 2.5 (đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A) có chiều dài khoảng 2,1km, mặt cắt đường 40m, vỉa hè rộng 7,5m, tổng mức đầu tư khoảng 1.300 tỷ đồng. Liên danh Công ty TNHH xây dựng công trình Hồng Hà và Công ty CP Kinh doanh phát triển nhà và đô thị Hà Nội là nhà đầu tư thực hiện dự án.

Theo đó, nhằm giảm tải lưu lượng phương tiện cho tuyến đường Vành đai 2, Vành đai 3 và tăng kết nối liên vùng và khu vực, ngày 02/4/2010, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1504/QĐ-UBND chấp thuận thông qua hồ sơ đề xuất và chỉ định nhà đầu tư đàm phán Hợp đồng dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 2.5 đoạn từ Đầm Hồng đến Quốc lộ 1A, quận Hoàng Mai theo hình thức hợp đồng xây dựng chuyển giao (Hợp đồng BT).

Dự án đường Vành đai 2.5 (đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A) được đầu tư theo hình thức hợp đồng BT. 

Dự án đường Vành đai 2.5 (đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A) được đầu tư theo hình thức hợp đồng BT. 

Xét đề nghị của UBND TP Hà Nội và ý kiến đề nghị của Bộ Tài chính, ngày 3/1/2014, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 04/TTg-KTN về việc triển khai thực hiện dự án xây dựng đường 2.5 quận Hoàng Mai, TP Hà Nội theo hình thức Hợp đồng BT.

Ngày 20/01/2014, UBND TP Hà Nội có công văn số 403/UBND-QHXDGT về việc “Đồng ý giao dự án khác (là dự án do nhà đầu tư thực hiện theo thỏa thuận trong Hợp đồng BT) để nhà đầu tư thực hiện đồng thời với dự án BT đầu tư xây dựng đường 2.5 (đoạn từ Đầm Hồng đến quốc lộ 1A) theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 04/TTg-KTN ngày 3/1/2014".

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường 2.5 đoạn Đầm Hồng đến Quốc lộ 1A nằm trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường 2.5 đoạn Đầm Hồng đến Quốc lộ 1A nằm trên địa bàn quận Hoàng Mai, Hà Nội.

Sở Giao thông & Vận tải TP Hà Nội thực hiện ủy quyền của thành phố ký Hợp đồng xây dựng chuyển giao (Hợp đồng BT) số 01/2014/HĐBT “Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 2.5 (đoạn từ Đầm Hồng đến Quốc lộ 1A), quận Hoàng Mai, TP Hà Nội” với Liên danh Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà và Công ty cổ phần kinh doanh phát triển Nhà và Đô thị Hà Nội.

Thời gian thực hiện hợp đồng là 36 tháng. Về phương án thu hồi vốn của nhà đầu tư, Hợp đồng BT đã nêu rõ nhà đầu tư thu hồi vốn đầu tư công trình BT bằng dự án khác.

Nếu được triển khai thi công và hoàn thành theo đúng kế hoạch sẽ làm thay đổi bộ mặt, diện mạo đô thị, những nơi có tuyến đường 2.5 chạy qua trở nên khang trang, sạch đẹp.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện dự án này gặp rất nhiều khó khăn do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng. Mặt khác, Hợp đồng BT đã ký giữa các bên ngày 2/1/2014, sau đó ngày 15/6/2017 được gia hạn thêm thời gian đến ngày 30/6/2018 đã hết hạn.

Theo ghi nhận của phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam ngày 25/8/2024, Dự án đường Vành đai 2.5 (đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A) đã cơ bản hình thành tuy nhiên vẫn chưa thể lưu thông. 

Nhiều thiết bị và máy móc thi công được tập kết nhưng không có dấu hiệu hoạt động.

Nhiều thiết bị và máy móc thi công được tập kết nhưng không có dấu hiệu hoạt động.

Dự án có một cây cầu bắc qua sông Lừ đoạn qua phường Định Công. Cây cầu đã hoàn thiện phần chân đế nhiều năm qua nhưng chưa hoàn thiện tiếp.

Khu vực Đầm Hồng đã hoàn thành giải phóng mặt bằng từ lâu nhưng bên trong vẫn rất ngổn ngang, rác thải sinh hoạt vứt tràn lan, cỏ dại mọc um tùm. Tình trạng giao thông trên tuyến này gặp nhiều khó khăn và ô nhiễm kéo dài trong nhiều năm.

Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi, cỏ mọc um tùm.

Rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi, cỏ mọc um tùm.

Vì tiến độ bị trì trệ nhiều năm nên một số khu vực nằm trong dự án đường Vành đai 2.5 đoạn Đầm Hồng - Quốc lộ 1A được người dân tận dụng để kinh doanh, làm bãi đỗ xe và đổ rác. Thậm chí, nhiều vị trí còn xuất hiện những bãi tập kết trạc thải và vật liệu xây dựng. Hàng ngày xe ra, vào bãi tập kết cũng như lượng xe lưu thông, qua lại nhiều kéo theo bụi đất cuốn lên mù mịt khiến nhà cửa, cây cối xung quanh đây chìm trong cơn “bão bụi”.

Vì dự án chậm tiến độ nên nhiều vị trí lòng đường cũng trở thành điểm đỗ xe. Hàng quán, bãi xe, bãi tập kết vật liệu xây dựng cũng mọc lên.

Vì dự án chậm tiến độ nên nhiều vị trí lòng đường cũng trở thành điểm đỗ xe. Hàng quán, bãi xe, bãi tập kết vật liệu xây dựng cũng mọc lên.

Ông Vũ Minh Tuyết ở phường Định Công (Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: Tuyến đường thường xuyên xảy ra ùn tắc, đặc biệt là những ngày trong tuần. Bộ phận điều tiết giao thông cũng thời xuyên có mặt để phân luồng. Việc dự án chậm tiến độ nhiều năm khiến nơi đây trở nên ô nhiễm. Ngày mưa thì "ổ gà", "ổ trâu", "ổ voi", lúc nắng lên thì vô cùng là bụi. Nếu như tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển kinh tế.

Nhiều 'ổ gà', 'ổ trâu' xuất hiện với những hố sâu, có điểm mặt hố rộng hàng mét khiến các phương tiện di chuyển rất khó khăn.

Nhiều "ổ gà", "ổ trâu" xuất hiện với những hố sâu, có điểm mặt hố rộng hàng mét khiến các phương tiện di chuyển rất khó khăn.

Cần sớm gia hạn

Được biết, đầu tháng 2/2024 vừa qua, công tác giải phóng mặt bằng của dự án đã cơ bản hoàn thành. Các hộ dân còn lại cuối cùng gần Cầu L3 ngõ 148 phố Trịnh Đình Cửu đã bàn giao mặt bằng. Dự án đã có điều kiện thuận lợi để triển khai thi công, hoàn thành phần còn lại nhưng lại vướng mắc tranh chấp, khiếu kiện hợp đồng đầu tư. Gây ảnh hưởng đến việc hoàn thiện thủ tục để triển khai dự án. Hiện nay nhà đầu tư vẫn đang phải chờ UBND TP Hà Nội gia hạn thời gian thực hiện Hợp đồng BT.

Trao đổi với phóng viên Báo Nông nghiệp Việt Nam về những vướng mắc cần giải quyết đối với việc thực hiện Hợp đồng BT, ông Hoàng Văn Lâm, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà cho biết: "Vừa qua, có một vài tranh chấp nội bộ về huy động vốn. Cơ quan Thanh tra TP Hà nội, Công an Thành phố cũng đã vào cuộc kiểm tra. Đến nay, các ngành chức năng đều đã có kết luận. Nhà đầu tư cũng đã đề nghị UBND TP Hà Nội và các đơn vị liên quan xem xét, gia hạn thời gian thực hiện dự án, gia hạn Hợp đồng BT trước mắt đến ngày 31/12/2024 để tạo cơ sở pháp lý cho nhà đầu tư tiếp tục triển khai thực hiện các hạng mục công việc. Nhà đầu tư cam kết thu xếp đầy đủ nguồn vốn để triển khai thực hiện các công việc của dự án theo quy định.

Ông Hoàng Văn Lâm, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà.

Ông Hoàng Văn Lâm, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà.

"Hiện nay dự án đường Vành đai 2.5 đã hoàn thành khoảng 95% khối lượng thi công. Nếu thành phố cho chúng tôi gia hạn đầu tư thì trong một vài tháng chúng tôi sẽ hoàn thành công trình này để bàn giao cho thành phố". Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xây dựng công trình Hoàng Hà - Hoàng Văn Lâm cho biết.

Có thể thấy, việc dự án đường Vành đai 2.5 Đầm Hồng đã hoàn thành trên 95% khối lượng công trình mà phải dừng lại, không thể đưa vào hoạt động đã gây lãng phí rất lớn cho xã hội, ảnh hưởng đến việc đấu nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật. Theo Nông nghiệp Việt Nam, UBND TP Hà nội cần đặt mục tiêu hiệu quả của dự án lên hàng đầu. Việc giải quyết tranh chấp, khiếu nại hợp tác đầu tư đã có các cơ quan chức năng xử lý theo trình tự pháp luật không nên để ảnh hưởng đến tổng thể dự án.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.