| Hotline: 0983.970.780

Vương quốc Anh còn tồn 200.000 con lợn không thể đem giết mổ

Thứ Bảy 12/02/2022 , 09:07 (GMT+7)

Ngành chăn nuôi lợn của Anh đang phải chiến đấu để tồn tại trong bối cảnh ước tính có khoảng 200.000 con lợn không thể đem giết mổ.

Lợn đang tồn đọng trong các trang trại của Anh vì thiếu nhân viên tại các lò mổ (Ảnh minh họa).

Lợn đang tồn đọng trong các trang trại của Anh vì thiếu nhân viên tại các lò mổ (Ảnh minh họa).

Chính phủ Anh đã tuyên bố xem xét ngay lập tức về tính công bằng trong chuỗi cung ứng ngành chăn nuôi lợn và hứa sẽ xem xét các hợp đồng chăn nuôi lợn để đối phó với cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng trong ngành.

Bộ trưởng Thực phẩm và Đồ uống Anh Victoria Prentis đã đưa ra thông báo sau cuộc họp thượng đỉnh với các nhà chăn nuôi lợn hôm 10/2 để thảo luận về cách giải quyết cuộc khủng hoảng tiếp diễn trong lĩnh vực chăn nuôi lợn tại Vương quốc Anh.

Chủ tịch Hiệp hội Nuôi Lợn Quốc gia (National Pig Association - NPA) Rob Mutimer, và Chủ tịch Liên minh Nông dân Quốc gia (National Farmers Union  - NFU) Minette Batters đã yêu cầu một hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp vào tháng trước để giải quyết các mối quan tâm về lao động và chuỗi cung ứng trong ngành chăn nuôi lợn, cũng như những khó khăn tài chính mà các nhà sản xuất phải đối mặt.

“Những ảnh hưởng đối với người chăn nuôi lợn đã rất nghiêm trọng, và rõ ràng là nhiều thỏa thuận theo hợp đồng là không công bằng", bà Prentis nói.

Bà cho biết các bộ trưởng muốn tham gia với ngành chăn nuôi lợn về cách cải thiện tính công bằng và minh bạch, và một cuộc tham vấn dự kiến ​​sẽ diễn ra vào cuối năm nay.

Các biện pháp mà chính phủ Anh đưa ra vào mùa thu để hỗ trợ các nhà chăn nuôi lợn - bao gồm cho phép những người bán thịt nước ngoài nhập cảnh vào Vương quốc Anh bằng thị thực tạm thời, thời gian làm việc dài hơn tại các nhà máy chế biến và một kế hoạch cho phép các nhà sản xuất lưu trữ xác lợn trong vài tháng trước khi chế biến - cũng đã được gia hạn gần đây cho đến cuối tháng 3.

Các nhà sản xuất cho biết ngành chăn nuôi lợn của Anh đang chiến đấu để tồn tại. Họ đã kêu gọi chính phủ tổ chức một hội nghị thượng đỉnh vì họ nói rằng các biện pháp hỗ trợ được công bố trước đó đã mang lại "lợi ích tối thiểu".

Zoe Davies, Giám đốc điều hành của NPA, cho biết cuộc họp là một khởi đầu tích cực cho các cuộc thảo luận về cách giải quyết cuộc khủng hoảng trong ngành chăn nuôi lợn.

“Chúng tôi không nhận được bất kỳ cam kết lớn nào trong ngày hôm nay, nhưng tôi không nghĩ rằng chúng tôi mong đợi bất kỳ cam kết nào”, Davies nói. “Chính phủ cam kết tìm ra giải pháp và chúng tôi sẽ đảm bảo rằng họ sẽ thành công, nếu không sẽ không có ngành chăn nuôi lợn”.

Ông cho biết các nhà sản xuất muốn các nhà chế biến và nhà bán lẻ hợp tác với nhau để giải quyết lượng lợn tồn đọng tại các trang trại, trong khi các nhà bán lẻ cũng có thể làm nhiều hơn để quảng bá thịt lợn Anh.

Chủ tịch NFU Batters cho biết việc xem xét lại sự công bằng trong chuỗi cung ứng là tích cực, nhưng sẽ “không tác dụng gì để giảm bớt cuộc khủng hoảng đang diễn ra tại các trang trại chăn nuôi lợn trên toàn quốc”.

“Hiện chúng tôi có một kế hoạch dài hạn nhưng không có kế hoạch ngắn hạn", bà nói. “Nếu không có hành động khẩn cấp, tôi sợ rằng ngành chăn nuôi lợn sẽ còn suy sụp hơn nữa và chúng ta sẽ thấy sự gia tăng nhập khẩu thịt lợn được sản xuất theo tiêu chuẩn thấp hơn. Đó là điều mà tôi chắc chắn không muốn thấy và công chúng, những người muốn mua thịt lợn Anh chất lượng cao cũng vậy".

Bà kêu gọi chính phủ xem xét hỗ trợ tài chính cho những nông dân bị ảnh hưởng nặng nề nhất, khi mà nông dân ở các nơi khác như Scotland, Bắc Ireland và một số nước EU đã nhận được hỗ trợ.

Số lượng lợn bị mắc kẹt trong các trang trại đã tăng lên kể từ khi ngành công nghiệp bắt đầu phát ra tiếng chuông báo động vào mùa thu năm ngoái. Số lượng lợn tồn đọng đã tăng gần gấp đôi, từ 120.000 con lên gần 200.000. Lượng lợn tồn đọng tăng nhanh trong thời gian diễn ra lễ hội khi nhân viên nghỉ lễ hoặc phải cách ly do ảnh hưởng của đại dịch Covid.

Theo NPA, việc tiêu hủy lợn khỏe mạnh tại các trang trại vẫn tiếp tục, với ước tính khoảng 35.000 con bị giết kể từ tháng 9, và khả năng con số thực tế có thể cao hơn.

Lợn đang tồn đọng tại các trang trại vì thiếu nhân viên tại các lò mổ. Cho đến nay, chỉ có 100 trong số 800 thị thực bán thịt tạm thời được cấp bởi chính phủ được tiếp nhận, NPA cho biết.

NPA đã kêu gọi các bộ trưởng đơn giản hóa quy trình xin thị thực và giảm bớt yêu cầu về tiếng Anh để giúp tuyển dụng những người bán thịt được đào tạo dễ dàng hơn.

Trước hội nghị thượng đỉnh, những người chăn nuôi lợn từ Vương quốc Anh đã tập trung tại Yorkshire để nâng cao nhận thức về những thách thức mà họ phải đối mặt.

Nông dân buộc phải giết và vứt xác động vật để có không gian và đảm bảo quyền lợi liên tục cho đàn gia súc của họ.

Duncan Berkshire, một bác sĩ thú y về lợn ở Yorkshire, người cũng tham dự hội nghị hôm 10/2, cho biết: “Cá nhân tôi biết 1.000 con lợn khác bị giết vài ngày trước tại một trang trại. Trong ba tháng vừa qua, tôi không có một khách hàng nào mà không gặp phải vấn đề chăn nuôi do không thể giải quyết được thực tế là chuỗi cung ứng lợn đã bị gián đoạn".

Ngành công nghiệp thịt là một trong nhiều lĩnh vực của nền kinh tế Anh đang vật lộn với tình trạng thiếu lao động liên quan đến Brexit và đại dịch Covid-19, trong khi việc thiếu nhân viên giao hàng và tài xế đã ảnh hưởng nặng đến chuỗi cung ứng.

(Theo Guardian)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.