| Hotline: 0983.970.780

Xây dựng lộ trình, phương thức tham gia hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính

Thứ Sáu 17/08/2018 , 15:05 (GMT+7)

Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về việc xây dựng Nghị định quy định lộ trình và phương thức tham gia hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.

Việt Nam là một trong những quốc gia chịu thiệt hại nặng nề do tác động bất lợi của biến đổi khí hậu. Việc triển khai các chính sách, hành động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của Việt Nam đến nay đã đạt được nhiều kết quả tích cực, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao. Tuy nhiên, trong giai đoạn vừa qua, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính tại Việt Nam cũng bộc lộ một số bất cập, hạn chế.

Để khắc phục những bất cập, hạn chế trên và để thực thi cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu trong đó có mục tiêu giảm nhẹ phát thải khí nhà kính của quốc gia, Việt Nam cần phải sớm xây dựng, ban hành những văn bản quy phạm pháp luật nhằm tiến hành các biện pháp, hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, trước hết trong các lĩnh vực chính có phát thải khí nhà kính. Do vậy, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã đề xuất xây dựng dự thảo Nghị định quy định lộ trình và phương thức giảm nhẹ phát thải khí nhà kính xin ý kiến Chính phủ.

Xét đề nghị của Bộ Tài nguyên và Môi trường và ý kiến của Bộ Tư pháp, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu quy định của Luật bảo vệ môi trường năm 2015, Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 trong quá trình xây dựng Nghị định quy định lộ trình và phương thức tham gia hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính toàn cầu, đảm bảo tính khả thi, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Việt Nam và các cam kết tại điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; trình Chính phủ xem xét, quyết định sau khi Ban Thư ký Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ban hành các hướng dẫn thực hiện Thỏa thuận Paris.

Xem thêm
Cây dâu khỏa lấp cây tiêu ở vùng biên

BÌNH PHƯỚC Từng là thủ phủ hồ tiêu của tỉnh Bình Phước, sau thời kỳ hồ tiêu suy thoái, mô hình trồng dâu nuôi tằm đã mở ra hướng đi mới cho người dân nơi đây.

Tắm nước ngọt định kỳ để phòng dịch bệnh cho cá lồng bè trên biển

HẢI PHÒNG Để phòng dịch bệnh cho cá biển nuôi lồng bè vào thời điểm giao mùa, người dân ở Cát Bà thường tắm nước ngọt từ 3-4 lần mỗi tháng và mang lại hiệu quả cao.

Xử lý triệt đề gian lận trong quản lý mã số vùng trồng dừa

Một trong những vấn đề cần giải quyết triệt để hiện nay là tình trạng mua bán mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói trong ngành dừa và nông sản.