| Hotline: 0983.970.780

Xử lý bệnh vàng lá sinh lý cho lúa mùa

Thứ Hai 02/08/2010 , 10:30 (GMT+7)

So với năm ngoái vụ mùa năm nay bệnh vàng lá sinh lý phát sinh sớm hơn, hiện đang gây hại nặng ở nhiều địa phương, nhất là với những vùng khô hạn, thiếu nước tưới không kịp làm đất kỹ.

Phun phân bón lá sau khi xử lý bệnh vàng lá sinh lý cho lúa.

Theo điều tra các chuyên gia ngành BVTV, sau đợt nắng nóng kéo dài đầu tháng 7 vừa qua nhiều địa phương các tỉnh miền Bắc đã có biểu hiện cây lúa bị bệnh vàng lá sinh lý. So với năm ngoái vụ mùa năm nay bệnh vàng lá sinh lý phát sinh sớm hơn, hiện đang gây hại nặng ở nhiều địa phương, nhất là với những vùng khô hạn, thiếu nước tưới không kịp làm đất kỹ.

Một số huyện ngoại thành Hà Nội và các tỉnh lân cận như vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Hà Nam v.v… phản ánh hiện bệnh đang xuất hiện trên diện rộng cùneg với nhiều đối tượng sâu bệnh gây hại khác như sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục thân, bệnh lùn sọc đn, lùn xoắn lá… Đây là giai đoạn rất quan trọng, cây lúa đang đẻ nhánh và chuẩn bị làm đòng nên đe dọa làm giảm năng suất thu hoạch. Nguyên nhân của bệnh là do các chất hữu cơ trong đất phân hủy, giải phóng một số khí độc như: H2S, CH4… làm cho rễ cây lúa bị ngộ độc thâm đen, gây biến vàng bắt đầu từ các lá gốc lên các lá phía trên.

Từ kinh nghiệm thực tế tại mô hình phòng chống bệnh vàng lá sinh lý cho cây lúa đang triển khai trên diện tích 5ha với 70 hộ nông dân tham gia tại xã Tam Đồng, huyện Mê Linh, Chi cục BVTV Hà Nội khuyến cáo bà con nông dân các huyện ngoại thành và các địa phương khác khi phát hiện cây lúa bị bệnh vàng lá sinh lý khẩn trương tiến hành ngay một số biện pháp kỹ thuật sau:

- Không nên bón thêm đạm hoặc phun bất cứ một loại phân bón hoặc hóa chất BVTV nào lên cây lúa.

- Cho thêm nước vào ruộng, tiến hành làm cỏ, sục bùn để giải phóng bớt khí độc trong đất, nhất là vùng rễ cho cây lúa.

- Sau khi xử lý từ 3-5 ngày, tiến hành kiểm tra nếu thấy cây lúa đã có rễ trắng mới và ra thêm lá mới thì bà con có thể sử dụng các loại phân bón qua lá để phun giúp cây lúa nhanh hồi phục.

- Khi thấy cây lúa đã hồi phục, ra lá mới bình thường thì tiến hành các biện pháp chăm sóc bình thường tiếp theo như bón thúc, phun thuốc phòng trừ sâu bệnh…

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Quảng Trị chưa có địa phương nào thành lập được đội bắt chó thả rông

Bệnh dại đã xuất hiện nhưng tỷ lệ tiêm phòng tại Quảng Trị vẫn đạt thấp, các đội bắt chó thả rông cũng chưa được thành lập theo kế hoạch.

Trồng sắn phủ bạt kết hợp tưới nhỏ giọt, năng suất tăng gấp đôi

PHÚ YÊN Ngay vụ đầu thử nghiệm, mô hình trồng sắn phủ bạt kết hợp tưới nhỏ giọt đã cho năng suất 50 tấn/ha, trong khi cách trồng truyền thống chỉ đạt từ 15 - 18 tấn/ha.