| Hotline: 0983.970.780

Xử lý nghiêm việc sử dụng mã số vùng trồng thanh long sai quy định

Chủ Nhật 24/09/2023 , 15:29 (GMT+7)

BÌNH THUẬN Việc tìm ra những giải pháp, định hướng phát triển bền vững ngành hàng thanh long Việt Nam đang là vấn đề rất cấp thiết.

Tỉnh Bình Thuận cần quản lý chặt chẽ các vùng trồng, cơ sở đóng gói thanh long đã được cấp mã số xuất khẩu. Ảnh: KH. 

Tỉnh Bình Thuận cần quản lý chặt chẽ các vùng trồng, cơ sở đóng gói thanh long đã được cấp mã số xuất khẩu. Ảnh: KH. 

Ngày 22/9, tại TP Phan Thiết (Bình Thuận) diễn ra diễn đàn tìm giải pháp để ngành hàng thanh long Việt Nam phát triển bền vững. Diễn đàn do Sở NN-PTNT tỉnh Bình Thuận phối hợp với Trung ương Hội Làm vườn Việt Nam tổ chức.

Phát biểu tại diễn đàn, ông Phan Văn Tấn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT cho biết, Bình Thuận có nhiều lợi thế trong phát triển nông nghiệp. Đặc biệt, với điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng thuận lợi nên tỉnh có diện tích và sản lượng thanh long đứng đầu cả nước. Thanh long là cây trồng chủ lực, thế mạnh của nông nghiệp Bình Thuận.

Hiện toàn tỉnh Bình Thuận có trên 500 tổ hợp tác với gần 10.000 hộ; 35 hợp tác xã và 1 liên minh hợp tác xã. Đến nay tỉnh có khoảng 200 doanh nghiệp, cơ sở thu mua, chế biến, xuất khẩu thanh long…

Tuy nhiên, ngành hàng thanh long đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, thu nhập của nông dân từ cây thanh long giảm. Bên cạnh đó, khả năng cạnh tranh còn yếu, chủ yếu tiêu thụ tại thị trường Trung Quốc. Chế biến ở quy mô nhỏ, công nghệ chế biến, bảo quản còn đơn giản…

Các địa phương cần tổ chức lại sản xuất, hình thành vùng chuyên canh thanh long quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ. Ảnh: KH

Các địa phương cần tổ chức lại sản xuất, hình thành vùng chuyên canh thanh long quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ. Ảnh: KH

Do đó, việc tìm ra những giải pháp, định hướng, phát triển bền vững ngành hàng thanh long Việt Nam đang là vấn đề rất cần thiết hiện nay.

Tại diễn đàn, đại diện Cục Trồng trọt cho rằng, mặc dù đến nay thanh long Bình Thuận đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung, nhưng khó khăn là phần lớn sản xuất với quy mô, diện tích nhỏ lẻ, thiếu tính liên kết. Trong khi đó, yêu cầu về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc của các nước nhập khẩu ngày càng tăng…

Chính vì vậy, một trong những giải pháp phát triển ngành hàng thanh long Việt Nam bền vững, trước hết nông dân và các địa phương cần tổ chức lại sản xuất, hình thành vùng chuyên canh thanh long quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ… Cùng với đó, quản lý chặt chẽ các vùng trồng, cơ sở đóng gói thanh long đã được cấp mã số xuất khẩu trên địa bàn tỉnh, xử lý nghiêm việc sử dụng mã số vùng trồng, mã số nhà đóng gói không đúng quy định…

Bên cạnh đó, các địa phương tiếp tục hỗ trợ xây dựng, củng cố các tổ chức, hợp tác xã, tổ hợp tác. Hỗ trợ mở rộng diện tích sản xuất an toàn, sản xuất có chứng nhận; tiếp tục tập huấn chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến như quy trình rải vụ thanh long, quản lý sâu bệnh…

Xem thêm
Nuôi gà đồi sinh học bán theo con giá nửa triệu đồng

QUẢNG BÌNH Cơ sở này nuôi gà thả đồi thời gian dài 7-8 tháng, thịt gà săn chắc, thơm ngon nên bán lẻ theo con 500.000 - 600.000 đồng/con.

Xuất hiện ổ dịch chó dại mới ở Long Thành

ĐỒNG NAI Tại huyện Long Thành (Đồng Nai) vừa xuất hiện thêm một ổ dịch chó dại mới.

Sản xuất cà phê sạch, bền vững

Dự án thúc đẩy sản xuất cà phê bền vững, tập trung quản lý chất thải, nâng cao nhận thức nông dân sau gần 2 năm triển khai đã đạt nhiều kết quả tích cực.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Chuyện nước mắm, tương, nem chua... và vấn đề amin sinh học

Nhóm nghiên cứu amin sinh học của Học viện Nông nghiệp Việt Nam muốn giúp những sản phẩm lên men truyền thống của người Việt an toàn hơn, giá trị hơn, hướng tới xuất khẩu.

Quảng Ngãi bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững

Quảng Ngãi xác định phát triển nghề cá theo hướng giảm các ngành nghề tận diệt, tăng nghề thân thiện với môi trường để bảo vệ nguồn lợi thủy sản bền vững.

Đồng Tháp tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ đầu tiên từ Thái Lan

Đồng Tháp Việc chuyển giao và tiếp nhận 6 cá thể sếu đầu đỏ từ Vương quốc Thái Lan về Việt Nam là dấu mốc quan trọng nhằm bảo tồn sếu đầu đỏ.