| Hotline: 0983.970.780

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc: Cần sự minh bạch, hợp tác

Thứ Năm 19/09/2024 , 12:08 (GMT+7)

Doanh nghiệp Việt Nam cho rằng cần có sự hợp tác chặt chẽ với nông dân, hợp tác xã, để hướng tới môi trường xuất khẩu lành mạnh.

Bà Vũ Ngọc Hà, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vusavi, tại vườn sầu riêng ở Krông Pắc. Ảnh: Ngọc Nguyễn.

Bà Vũ Ngọc Hà, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vusavi, tại vườn sầu riêng ở Krông Pắc. Ảnh: Ngọc Nguyễn.

Bà Vũ Ngọc Hà, Tổng giám đốc Công ty cổ phẩn Vusavi, một trong các doanh nghiệp đang chuẩn bị xuất khẩu sầu riêng đông lạnh sang Trung Quốc, cho biết: “Tôi nghĩ điều cần nhất là đảm bảo tính minh bạch và truy xuất nguồn gốc sẽ giúp ngăn chặn tình trạng gian lận và làm tăng độ tin cậy của sầu riêng Việt Nam trên thị trường quốc tế”.

Bà Hà cho rằng doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ hơn với các tổ chức kiểm định độc lập để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu. Điều này cũng bao gồm việc cập nhật và tuân thủ các quy định mới từ cơ quan chức năng của cả Việt Nam và nước nhập khẩu, nhằm tránh các sự cố về chất lượng hoặc quy trình không đạt tiêu chuẩn.

Sau nhiều vòng đàm phán, hai nước Việt - Trung đồng ý với tiêu chí cấp đông sầu riêng ở -18 độ C trong 1 tiếng đồng hồ. Tổng giám đốc Vusavi nhận định điều này mang lại thuận lợi và cả khó khăn. Thuận lợi đầu tiên là bảo quản chất lượng sản phẩm: “Cấp đông ở -18 độ C giúp bảo quản sầu riêng tốt hơn, giữ nguyên chất lượng, hương vị, và dinh dưỡng, đặc biệt trong quá trình vận chuyển đường dài”.

Tiếp đó là kéo dài thời gian bảo quản: Quy trình cấp đông sẽ làm chậm quá trình chín và hỏng, giúp doanh nghiệp có thể lưu trữ sản phẩm trong thời gian dài mà không lo bị hư hỏng, đảm bảo sầu riêng đến tay khách hàng ở trạng thái tốt nhất.

Bà Vũ Ngọc Hà cũng cho rằng đây là tiêu chí phù hợp với thông lệ quốc tế. Điều này không chỉ giúp sầu riêng Việt Nam chinh phục thị trường Trung Quốc, mà còn đáp ứng các yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế, tăng tính cạnh tranh và mở rộng thị trường xuất khẩu, đặc biệt là các thị trườngnhư EU, Mỹ.

Khó khăn đầu tiên với doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu sầu riêng đông lạnh là chi phí đầu tư cao. Doanh nghiệp phải đầu tư vào hệ thống cấp đông hiện đại, kho lạnh và các trang thiết bị liên quan. Điều này tạo ra chi phí ban đầu lớn, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Bà Hà cho rằng doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ hơn với các tổ chức kiểm định độc lập để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu. Ảnh: Ngọc Nguyễn.

Bà Hà cho rằng doanh nghiệp cần hợp tác chặt chẽ hơn với các tổ chức kiểm định độc lập để đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu. Ảnh: Ngọc Nguyễn.

Quy trình cấp đông sầu riêng cũng không đơn giản do phải tuân thủ nghiêm ngặt về thời gian và nhiệt độ, đòi hỏi sự chuẩn xác cao và tay nghề kỹ thuật tốt. Doanh nghiệp phải đào tạo nhân lực và theo dõi kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả.

Khó khăn tiếp theo là tăng chi phí vận hành. Việc duy trì nhiệt độ thấp trong suốt quá trình vận chuyển và bảo quản đòi hỏi chi phí năng lượng và kho bãi, từ đó có thể tăng chi phí vận hành, ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm.

Một điều nữa ít được đề cập là sự hao hụt sản phẩm. Nếu quy trình cấp đông không đúng chuẩn, có thể dẫn đến hư hỏng sản phẩm, gây thiệt hại về kinh tế và làm mất uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Doanh nghiệp dự kiến xuất khẩu sầu riêng đông lạnh cũng nhắc tới các yếu tố như quản lý kho lạnh, bảo trì định kỳ, phân loại và sắp xếp kho...

Theo bà Hà, để có được thị trường ổn định, đầu tiên là nông dân cần được đào tạo và cập nhật về các yêu cầu của thị trường quốc tế đối với sản phẩm sầu riêng, bao gồm tiêu chuẩn chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, và truy xuất nguồn gốc. Điều này giúp họ hiểu rõ hậu quả nghiêm trọng của hành vi gian lận.

Nông dân cần được đào tạo và cập nhật về các yêu cầu của thị trường quốc tế đối với sản phẩm sầu riêng. Ảnh: Vusavi.

Nông dân cần được đào tạo và cập nhật về các yêu cầu của thị trường quốc tế đối với sản phẩm sầu riêng. Ảnh: Vusavi.

Việc cần làm tiếp theo là nông dân và doanh nghiệp xây dựng mối liên kết với doanh nghiệp. Ngoài ra, các hợp tác xã nông nghiệp cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giám sát quy trình sản xuất, từ đó ngăn chặn các hành vi gian lận. “Tôi nghĩ giải pháp là doanh nghiệp nên có hợp đồng rõ ràng và minh bạch với các nhà cung cấp, đảm bảo nông dân được trả công xứng đáng cho sản phẩm đạt chuẩn. Điều này sẽ giúp giảm thiểu động cơ gian lận từ phía nông dân do lo sợ về giá cả hoặc đầu ra không ổn định”, bà Hà nói.

Cụ thể có thể là xây dựng mô hình hợp tác. Ví dụ, các hợp tác xã có thể đóng vai trò trung gian để hỗ trợ nông dân về kỹ thuật, quản lý chất lượng, trong khi doanh nghiệp cung cấp đầu ra và cơ quan nhà nước kiểm soát chất lượng.

Chia sẻ thông tin và cảnh báo rủi ro: Các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và nông dân cần xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin về thị trường, tiêu chuẩn và những thay đổi về yêu cầu nhập khẩu. Điều này giúp tránh được những sai sót do thiếu thông tin và ngăn chặn kịp thời các hành vi gian lận.

“Để chấm dứt hành vi gian lận trong xuất khẩu sầu riêng, tất cả các bên liên quan cần chung tay thực hiện các biện pháp từ đào tạo, giám sát đến xử lý nghiêm minh. Khi có sự hợp tác chặt chẽ giữa nông dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý, việc duy trì uy tín của ngành xuất khẩu sầu riêng Việt Nam sẽ trở nên bền vững và hiệu quả hơn”, bà Hà tin tưởng.

Xem thêm
Thay đổi cách thức trồng xoài để bảo vệ sức khỏe

Việc nông dân trồng xoài thay đổi nhận thức chuyển từ sử dụng thuốc BVTV hóa học sang các thuốc BVTV sinh học giúp an toàn cho người sản xuất và sử dụng nông sản.

Ký ức làng xưa chấp chới trên đôi cánh thời gian

Ký ức làng xưa bên dòng sông Lam được tác giả Hoa Mai tái hiện một cách sinh động qua tập tản văn giàu chất thơ, có tên gọi ‘Trên đôi cánh thời gian’.

Zimbabwe giết thịt 200 con voi để cứu đói

Zimbabwe có kế hoạch giết thịt 200 con voi để cung cấp lương thực cho các cộng đồng đang đối mặt với nạn đói sau đợt hạn hán tồi tệ nhất 40 năm qua.

Nhiều công ty không bán phá giá cá tra theo kết quả sơ bộ của DOC

Kết quả sơ bộ thuế chống bán phá giá phile cá tra Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ trong POR20 cho thấy nhiều doanh nghiệp Việt Nam không bán phá giá.