| Hotline: 0983.970.780

Ý nghĩa lá cờ Olympic

Thứ Ba 13/08/2013 , 10:12 (GMT+7)

Tại sao trên lá cờ Olympic lại có 5 vòng tròn ạ và 5 vòng tròn này mang ý nghĩa gì?

* Tại sao trên lá cờ Olympic lại có 5 vòng tròn ạ và 5 vòng tròn này mang ý nghĩa gì?

Trương Minh Hiền, Hạ Hòa, Phú Thọ

Lá cờ Olympic có 5 vòng tròn với 5 màu: Xanh da trời, vàng, đen, xanh lá cây, đỏ xen lẫn với nhau trên nền trắng. Lá cờ này được Nam tước Pierre de Coubertin vẽ năm 1913. Năm vòng tròn trên biểu thị cho 5 châu lục (châu Á, Âu, Mỹ, Phi, Úc) và việc các vòng tròn này liên kết nhau như những mắt xích biểu thị sự đoàn kết không thể tách rời của các châu lục này.

Trong mỗi lá cờ của bất kỳ một dân tộc nào trên thế giới, bạn đều có thể tìm thấy ít nhất 1 trong 5 màu của 5 vòng tròn trên. Lá cờ Olympic đầu tiên giống như trên đã được sử dụng tại Olympic 1920 được tổ chức tại Antwerp, Bỉ. Khẩu hiệu “Citius, Altius, Fortius” có nghĩa là “Nhanh hơn, cao hơn, mạnh hơn” cũng đã được thêu lên lá cờ này. Bởi tính lịch sử mà lá cờ Olympic sau này còn được gọi là lá cờ Antwerp. Trong suốt 64 năm (từ năm 1920 tới năm 1984), lá cờ này được sử dụng lại sau mỗi lần tổ chức Olympic. Cho tới năm 1988, sau khi thấy lá cờ đã quá cũ, một lá cờ mới được làm bằng lụa của Hàn Quốc đã được sản xuất và được treo lần đầu tiên tại Olympic năm 1988.

* Xăm hình có thể dẫn đến những loại bệnh: Viêm gan B, C, uốn ván, lao, bệnh phong và HIV. Ý kiến này có đúng không ạ?

Lê Hữu Tước, Kim Động, Hưng Yên

Xăm hình là phương thức tiếp xúc với máu, vì vậy nếu không đảm bảo vô trùng thì vi khuẩn hay virut đều có thể lây nhiễm, không loại trừ bất kỳ mầm bệnh nào!

* Vì sao khi ngâm trong nước lâu, da các ngón tay và chân bị nhăn và vì sao tay chân con người đều có năm ngón?

Huỳnh Đức Sơn, Hòa Vang, TP Đà Nẵng

Bàn tay và bàn chân thường xuyên tiếp xúc với đồ vật nên lớp sừng không thấm nước trên da ở hai bộ phận này bị bào mòn. Nếu bạn ngâm tay chân trong nước có nồng độ muối hòa tan thấp hơn so với nồng độ muối trung bình của tế bào trong cơ thể, nước sẽ thẩm thấu vào da và khiến các tế bào da nở ra. Do bám chặt vào lớp mô bên dưới nên các tế bào da buộc phải nhăn lại để thích nghi với sự thay đổi này.

Về chuyện tại sao có 5 ngón tay, 5 ngón chân lại phạm vào nguyên tắc đừng hỏi tại sao rồi. Tai sao chỉ có 2 mắt? Tại sao tóc dài ra mà lông mi không dài ra... Vì không thể trả lời được nên mới tạo ra các tín ngưỡng tôn giáo!

* Tại sao biểu tượng của ngành y lại là con rắn quấn quanh cái ly ạ?

Phạm Thu Hiền, Bình Long, Nình Phước

Đây thực là một câu chuyện dài và rất phức tạp, vì các nhà nghiên cứu Cổ học và Y khoa đã tranh cãi về nguyên uỷ của biểu tượng ấy suốt nhiều thập kỷ qua, nói chung chưa hẳn ngã ngũ nhưng cũng đã có dấu hiệu sáng tỏ.

Trong nhiều thế kỷ, có thể vào thời kỳ Pindare, đầu thế kỷ thứ 5 trước Công Nguyên; Esculape mới được tôn thờ như một vị thần linh của y học Hy Lạp. Cũng có lẽ từ thời điểm này, những đền thờ đầu tiên được xây dựng để ghi ơn ông, đồng thời còn được dùng làm nơi khám chữa bệnh. Chữ Esculape về sau đã trở thành danh từ chung để chỉ những người hành nghề y dược. Để tưởng nhớ Esculape, hậu thế đã dựng bức tượng của ông, tay cầm chiếc gậy làm bằng cây nguyệt quế và một con rắn quấn chung quanh.

Con rắn này có tên là Elaphe longissima, một loài rắn lành có màu sắc đẹp, sống phổ biến ở châu Âu. Cũng theo truyền thuyết, loài rắn đã được đưa đến La Mã để cứu nguy cho người dân bị nạn dịch hạch đang gieo rắc nỗi khiếp đảm lúc bấy giờ. Có người còn cho rằng, những con rắn của thần Esculape đã chữa bệnh cho người bằng cách liếm các vết thương của người bệnh trong lúc họ đang ngủ. Dựa vào truyền thuyết trên, ngành y đã dùng biểu tượng con rắn quấn quanh cây gậy phép của Esculape. 

Trong biểu tượng của ngành dược cũng sử dụng con rắn này nhưng nó quấn quanh một cái ly hoặc cốc có chân cao. Chiếc ly/cốc tượng trưng cho chén thuốc của nữ thần sức khỏe Hygia, bên trong có chứa đựng chất dịch được chiết xuất từ các loại cây cỏ.  Biểu tượng của ngành dược nhanh chóng được quốc tế công nhận giống như biểu tượng con rắn và cây gậy của ngành y.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.