| Hotline: 0983.970.780

Đó là con đường đúng đắn nhất để chấm dứt cuộc tranh chấp

Thứ Hai 17/07/2017 , 08:18 (GMT+7)

Cuộc tranh chấp đang trở nên bế tắc, bởi mỗi bên đều khăng khăng giữ quan điểm của mình. Và cuộc tranh chấp cũng khiến cả hai bên đều trở nên mệt mỏi.

Cuộc tranh chấp cái ao của hai cụ Phạm Quang Thính - Lưu Thị Kiến, có diện tích 4.440 m2 tại thôn Ngoại, xã Đồng Du, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, giữa một bên là chị Phạm Ngọc Lưu Ly, cháu nội của hai cụ, và một bên là UBND huyện Bình Lục, UBND xã Đồng Du, kéo dài nhiều năm nay, đã khiến dư luận đặc biệt chú ý.

Cái ao đó được cụ Thính mua trước Cách mạng tháng 8, có giấy tờ đầy đủ theo quy định của chính quyền cũ vào năm Bảo Đại thứ 5 (1936). Ngày 6/3/1972, cụ Thính được Chính phủ tặng bằng “có công với nước” vì có công bảo vệ, nuôi dưỡng, chuyển thông tin cho nhiều chiến sỹ cộng sản bị thực dân tù đày tại nhà tù Sơn La. Năm 1955, thửa ao trên được Ủy ban Hành chính tỉnh Hà Nam cấp “giấy chứng nhận quyền sở hữu đất”. Mang tên 3 người là hai cụ Phạm Quang Thính - Lưu Thị Kiến và ông Phạm Quang Lân, con trai hai cụ.

Khi thành lập HTXNN, hai cụ đã góp hết đất canh tác, chỉ trừ lại cái ao trên vào HTX. Cụ Thính mất, cụ Lưu Thị Kiến lên Hà Nội ở với con trai, gửi cái ao lại cho con cháu trong họ giữ hộ.

Thế nhưng ở nhà, HTXNN đã tự ý sử dụng cái ao đó rồi mang cho người khác thuê. Cụ Kiến nhiều lần đòi lại ao, nhưng HTXNN không trả. Tiếp theo, UBND huyện Bình Lục cho phép UBND xã Đồng Du chia cái ao thành 19 suất, mang bán cho dân làm đất ở.

Biết tin đó, chị Phạm Ngọc Lưu Ly, cháu nội của hai cụ Phạm Quang Thính, Lưu Thị Kiến đã yêu cầu UBND xã Đồng Du, UBND huyện Bình Lục phải trả lại ao cho chị, người thừa kế duy nhất của hai cụ.

Thế nhưng, UBND huyện Bình Lục khăng khăng cho rằng cụ Phạm Quang Thính đã góp cái ao đó vào HTXNN. Còn UBND xã Đồng Du thì cho rằng do hai cụ Phạm Quang Thính - Lưu Thị Kiến không có mặt ở địa phương, nên HTXNN đã thu hồi cái ao đó, giao cho người khác sử dụng.

Qua nhiều lần đối thoại, UBND huyện Bình Lục không đưa ra được bất cứ chứng cứ nào về việc hai cụ đã góp cái ao đó cho HTXNN. Còn “lý luận” của UBND xã Đồng Du thì quá nực cười. HTXNN là một tổ chức kinh tế chứ không phải cơ quan có thẩm quyền, làm sao HTXNN có thể “thu hồi” cái ao đó được?

Cuộc tranh chấp đang trở nên bế tắc, bởi mỗi bên đều khăng khăng giữ quan điểm của mình. Và cuộc tranh chấp cũng khiến cả hai bên đều trở nên mệt mỏi.

Cụ Phạm Quang Thính là người có công với nước. Đó là điều không thể phủ nhận. Cái ao của cụ có nguồn gốc rõ ràng. Đó cũng là điều không thể phủ nhận. Thiết nghĩ, để khơi thông những bế tắc trong chuyện tranh chấp này, hai bên nên ngồi lại, và hãy xét đến một chữ tình.

Gia đình không nên đòi hỏi UBND huyện phải trả lại toàn bộ cái ao. Còn UBND huyện cũng nên quan tâm đến cụ Phạm Quang Thính với tư cách là người có công với nước, hãy trả cho chị Phạm Ngọc Lưu Ly một phần diện tích ao, để chị Lưu Ly có thể xây một ngôi nhà thờ để hương khói cho ông bà nội của mình.

Đó là con đường đúng đắn nhất để chấm dứt cuộc tranh chấp.

 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.