| Hotline: 0983.970.780

Ám ảnh làng ung thư: Sống trong sợ hãi

Thứ Sáu 26/06/2015 , 09:18 (GMT+7)

Người dân xã Ngọc Lũ (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) phất lên nhờ nuôi lợn, nhưng ô nhiễm và các loại bệnh ung thư cũng theo đó mà… phất theo./ Bất yên Yên Lão

Xã Ngọc Lũ (huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam) hiện có hơn 2.000 hộ dân thì có khoảng 1.600 hộ nuôi lợn. Người dân phất lên nhờ nuôi lợn, nhưng ô nhiễm và các loại bệnh ung thư cũng theo đó mà… phất theo.

Phập phù tương lai

Chúng tôi về Ngọc Lũ đúng vào những ngày nắng nóng lên đến cực điểm khiến bầu không khí vốn đã quá ngột ngạt bởi mùi hôi thối bởi phân, chất thải từ hàng chục ngàn con lợn thải ra môi trường, càng thêm ngột ngạt, đặc quánh một mùi thum thủm. Đưa tay áo lên lau mồ hôi nhễ nhại trên mặt, tôi cảm giác như quần áo, da thịt mình cũng đã bị mùi hôi thối ấy bám chặt.

Nghe tôi nói muốn tìm hiểu tình trạng ung thư ở làng, chàng trai trẻ Lê Huy Đáng, ở đội 7 nhiệt tình: “Tưởng gì chứ ung thư ở đây thì anh đi bất kỳ đội nào, hỏi bất kỳ ai người ta cũng chỉ cho anh”.

Người đầu tiên tôi gặp là chị Nguyễn Thị Phương, 37 tuổi, quê ở Nghệ An, theo chồng về ở thôn 3, Ngọc Lũ từ 17 năm nay. Hiện chồng chị là anh Nguyễn Văn Cảnh, 40 tuổi, bị ung thư máu, còn mẹ chồng chị bị ung thư phổi.

“Nhà neo người nên tôi chỉ nuôi được 50-60 con lợn, nhưng mấy năm nay, thu nhập từ đàn lợn không đủ chi phí chữa bệnh cho chồng, mẹ chồng. May nhờ có người nhà ở nước ngoài hỗ trợ thêm, chứ nếu không chưa chắc chồng tôi sống được đến giờ. Năm nay thấy anh ấy xuống lắm rồi, chưa biết trụ được thêm bao lâu nữa. Làng này nhiều người chết vì ung thư lắm rồi”.

17-10-06_nh-1
Có hàng trăm con kênh mương ở Ngọc Lũ dùng để “tải” chất phân lợn ra môi trường như thế này

Chị Phương cho biết, nếu chồng chị không qua khỏi thì sau khi lo xong cho chồng và mẹ chồng, chị sẽ dắt 2 con về quê Nghệ An sống.

“Tôi lo nhất là tương lai các con, sống ở nơi ô nhiễm thế này, ai biết được lúc nào ung thư sẽ hỏi thăm tôi, rồi sau này còn các con tôi nữa”, chị nói.

Ghé nhà bà Bùi Thị Chung, 50 tuổi, ở đội 6, có chồng là ông Nguyễn Đức Định, bị ung thư dạ dày từ 3 năm nay, chúng tôi thấy căn nhà xây khá khang trang, nhưng khi đã yên vị trên bộ salon gỗ trong phòng khách rất sạch sẽ, tôi vẫn cảm thấy mùi hôi phảng phất trong bầu không khí.

Đón ly nước từ tay bà Chung, tôi ngại ngùng không dám đưa lên miệng, mặc dù đang khát khô cổ. Bà Chung nói: “Đàn lợn nhà tôi bình quân khoảng trên dưới trăm con, cũng có làm hầm biogas dung tích 25m3. Hầm này chủ yếu để lấy gas làm chất đốt thôi, phần lớn chất thải vẫn thải ra ngoài. Chúng tôi biết rõ về tình trạng ô nhiễm, nhưng chẳng biết làm thế nào. Vì bây giờ không nuôi lợn thì biết sống bằng gì? Thôn này cũng nhiều người bị ung thư lắm, nhiều người chết rồi”.

Bà Chung cho biết, hiện chồng bà đã cắt bỏ ¾ dạ dày, sức khỏe chưa đến mức quá tệ, nhưng bệnh thì vẫn đeo đẳng không hết. Và định kỳ hằng tháng vẫn phải lên tận Hà Nội điều trị, mỗi lần đi tốn không ít tiền.

17-10-06_nh-2
Những đàn lợn nằm dưới vũng phân, nước thải

“Chú biết rồi đấy, điều trị ung thư tốn tiền lắm, nếu không có đàn lợn thì lấy tiền đâu thuốc thang cho ông ấy. Chưa kể mọi chi phí khác trong nhà trông cả vào đàn lợn”.

Gia đình bà Trần Thị Mùi, ở đội 7, có đàn lợn từ 2- 3 trăm con, cho biết: “Ở đây nước giếng từ lâu không ai dám dùng, nhưng ngay cả nước máy cũng có màu vàng vàng, cảm giác có mùi. Không biết họ lọc có sạch không?”.

Để chứng minh, bà Mùi dẫn tôi ra khu vực vòi nước, tại đây có vòi nước giếng, chỉ dùng để tắm, rửa chuồng lợn, còn vòi nước máy để sinh hoạt, ăn uống. Sau khi xả nước giếng ra chiếc chậu nhôm, tôi thấy nước có màu vàng khè như nhiễm phèn nặng. Sau đó, bà Mùi tiếp tục xả vòi nước máy ra thau, mặc dù không vàng  như nước giếng, nhưng nước máy cũng không được trong và nhiều cặn theo nước ra.

Ông Lê Huy Đáng, chồng bà Mùi, cười nói vui mà sao nghe thấy xót: “Mình nuôi lợn, xả chất thải ra sông Châu Giang, nhà máy lấy nước sông này lọc lại cho mình dùng. Cuối cùng, con lợn vẫn quay lại với mình, chẳng mất đi đâu”.

Hơn 200 người sống chung với ung thư

Đó là khẳng định của bà Trần Thị Hạnh, cán bộ Trạm Y tế xã Ngọc Lũ. “Ô nhiễm ở Ngọc Lũ ngày càng kinh khủng. Mấy năm nay, năm nào cũng có hơn chục người chết vì ung thư, có nhà ngoài khu chợ, 3-4 người cùng bị. Mà ở đây người ta không đi khám đâu.

17-10-06_nh-5
Nước máy ố vàng, ô nhiễm

Đến khi nào đổ bệnh rồi, không đi làm được nữa họ mới đi khám, xét nghiệm, lúc đó mới phát hiện ung thư. Từ mấy năm nay, đã có không biết bao nhiêu đoàn cán bộ từ Trung ương đến tỉnh về đây khảo sát, lấy mẫu xét nghiệm ô nhiễm rồi, nhưng họ đến rồi đi, chẳng thấy có động tĩnh gì”, bà Hạnh nói.

“Hiện nay, chúng tôi chưa có số liệu chính xác số người bị ung thư, nhưng ước khoảng hơn 200. Điều đáng nói là có thể nhiều người đã bị ung thư, nhưng không đi khám, kiểm tra sức khỏe định kỳ nên không phát hiện ra. Từ 10 năm nay, ước khoảng 150 người chết vì ung thư các loại”, ông Đinh Ngọc Mão, nguyên Bí thư xã Ngọc Lũ.

Ngọc Lũ hiện có hơn 2.000 hộ dân thì khoảng 1.600 hộ nuôi lợn. Hộ nuôi ít nhất cũng ngót trăm con, nhiều nhất lên đến hơn ngàn con. Đa số đều có làm hầm biogas, nhưng mỗi hầm chỉ 25-30 m3. Với dung tích này, hầm chỉ giải quyết chất thải cho đàn lợn 20-30 con. Phần lớn phân, nước thải còn lại cho ra môi trường.

Ở Ngọc Lũ, nhiều người không nuôi lợn cũng bị ung thư, như trường hợp bà Trần Thị Định, 56 tuổi, nhà ở sát ủy ban xã, chỉ buôn bán tạp hóa chứ không nuôi lợn, cũng bị ung thư vú từ 3 năm nay, hiện mỗi tháng bà Định phải bỏ ra mấy ngày để đi điều trị kết hợp cả Đông và Tây y.

“May mắn là kinh tế gia đình tôi không đến nỗi nào, chứ như nhiều người khác thì chắc gì đã sống được đến giờ. Nhưng chính vì đổ tiền nuôi bệnh mà kinh tế gia đình không thể khá lên”, bà Định nói.

Trong khi hầu hết những người bị ung thư chỉ “trụ” được 2-3 năm thì ông Trần Trung Hiếu, 57 tuổi, ở đội 11, bị ung thư phổi lại khá may mắn khi sống chung với ung thư từ 7 năm nay.

Ông Hiếu cho biết, mấy người bạn cùng tuổi với ông cũng bị ung thư và đều đã chết, riêng ông thì vẫn khá khỏe mạnh và mỗi tháng đi tái khám, bác sĩ rất ngạc nhiên khi kết luận bệnh của ông cứ “dậm chân tại chỗ”, không bớt nhưng không xấu đi. Để có sự may mắn này, ông Hiếu cho biết, ngoài tinh thần thoải mái, không lo nghĩ, toàn bộ lương hưu và thu nhập từ kinh tế gia đình cả chục triệu đồng, ông đều đổ hết vào nuôi bệnh.

“Tính cả mấy người mới chết thì ở đội 11 chúng tôi có hơn chục người bị ung thư. Còn nhiều người khác có triệu chứng nhưng chưa đi khám. Ở xã này 10 người chết thì có 8 người chết vì ung thư. Còn nguyên nhân ung thư nhiều có phải do ô nhiễm hay không thì tôi không dám khẳng định, vì tôi không phải nhà chuyên môn. Nhưng mức độ ô nhiễm thế nào thì chắc nhà báo đã nắm rõ rồi”, ông Hiếu nói.

Xem thêm
Thái Nguyên thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã 2023-2025

Đây là 1 trong 10 nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội được thông qua tại Kỳ họp thứ 18 của HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021-2026.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Vụ học sinh Khánh Sơn ngộ độc: Phát hiện rong biển cơm cuộn có vi khuẩn

Cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa đã kết thúc điều tra, chỉ ra nguyên nhân 29 học sinh ở huyện Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm sau khi ăn cơm cuộn.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm