| Hotline: 0983.970.780

An Giang khuyến khích phát triển chăn nuôi lớn có ứng dụng công nghệ

Thứ Sáu 15/07/2022 , 15:19 (GMT+7)

Thời gian qua, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đến đầu tư phát triển chăn nuôi trên địa bàn An Giang theo hướng quy mô trang trại lớn, ứng dụng công nghệ hiện đại.

Hiện nay Tập đoàn THACO đang đầu tư mạnh vào các dự án nuôi heo giống, heo thịt ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hiện nay Tập đoàn THACO đang đầu tư mạnh vào các dự án nuôi heo giống, heo thịt ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn An Giang. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Thu hút đầu tư

Với việc Tập đoàn THACO đầu tư mạnh vào các dự án nuôi heo giống, heo thịt ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn An Giang, mở ra khả năng cung cấp nguồn heo sạch, heo giống chất lượng không chỉ cho An Giang mà cả vùng ĐBSCL và nước bạn Campuchia. Đó cũng là hướng đi phù hợp của nền nông nghiệp hiện đại.

Dự án heo giống công nghệ cao Việt Đan của Tập đoàn THACO tại xã An Cư (huyện Tịnh Biên) thả nuôi heo nái và heo nọc giống Đan Mạch; trại heo giống Tri Tôn 1 (xã Lương An Trà) và Tri Tôn 2 (xã Lương Phi, huyện Tri Tôn) đang chuẩn bị mở rộng diện tích. Công ty THAGRICO An Giang (thuộc Tập đoàn THACO) có kế hoạch phát triển những trại nuôi heo thịt để đáp ứng nhu cầu trong tỉnh và khu vực.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: Cùng với chuyển đổi cơ cấu trồng trọt, An Giang cũng tập trung chuyển đổi chăn nuôi bò, heo, gà nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung gắn với xây dựng hầm ủ biogas, nền đệm lót sinh học. Những năm qua, tỉnh đẩy mạnh thực hiện mời gọi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn.

Những năm qua, tỉnh An Giang đẩy mạnh thực hiện mời gọi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Những năm qua, tỉnh An Giang đẩy mạnh thực hiện mời gọi, khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển chăn nuôi trang trại quy mô lớn. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đặc biệt, dự án chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô công nghiệp công nghệ cao tại tỉnh An Giang (của Tập đoàn TH) đang tiến hành xây dựng chuồng trại. UBND huyện Tri Tôn đã khởi công mở rộng, nâng cấp tuyến đường kênh T4, kết nối từ dự án ra Quốc lộ N1 (xã Vĩnh Gia). Bên cạnh đó, còn có các dự án đang xin chủ trương đầu tư, như: Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Xanh Việt đầu tư nuôi heo công nghệ cao quy mô 16.000 con; Công ty Cổ phần Đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao MPA đầu tư chăn nuôi 1.000 con bò sữa cao sản nhập khẩu và 500 con bò thịt; Công ty nông nghiệp công nghệ cao Châu Phú đầu tư trang trại chăn nuôi vịt thịt quy mô 120.000 con/lứa.

Định hướng thời gian tới của tỉnh An Giang là đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, cơ giới hóa vào lĩnh vực chăn nuôi. Song song đó củng cố, cải thiện chất lượng giống vật nuôi, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi. Bên cạnh khuyến khích phát triển chăn nuôi quy mô lớn đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, ngành CN&TY An Giang cùng địa phương hỗ trợ thành lập thêm tổ hợp tác để liên kết nông hộ chăn nuôi quy mô nhỏ, tìm giải pháp giảm giá thành để tăng hiệu quả chăn nuôi...

Chiến lược phát triển ngành chăn nuôi

Mới đây Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang Trần Anh Thư đã phê duyệt kế hoạch “Thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 trên địa bàn tỉnh An Giang”, với tổng kinh phí dự kiến gần 60 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, mục tiêu của An Giang triển khai thực hiện có hiệu quả chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 đạt mục tiêu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững và nâng cao sức cạnh tranh của ngành chăn nuôi. Phấn đấu đưa chăn nuôi tỉnh An Giang đạt tầm tiên tiến trong khu vực ĐBSCL vào năm 2030.

UBND tỉnh An Giang phấn đấu đưa chăn nuôi đạt tầm tiên tiến trong khu vực ĐBSCL vào năm 2030. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

UBND tỉnh An Giang phấn đấu đưa chăn nuôi đạt tầm tiên tiến trong khu vực ĐBSCL vào năm 2030. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đồng thời nâng cao tỷ lệ sản phẩm chăn nuôi được sản xuất trong các trang trại, hộ chăn nuôi chuyên nghiệp bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh, thân thiện với môi trường và đối xử nhân đạo với vật nuôi; nâng cao tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi được giết mổ tập trung công nghiệp, chế biến, chế biến sâu đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Cụ thể, số lượng gia súc gia cầm giai đoạn 2021 – 2025, trâu 2.000 con, bò 95.000 con, heo 134.000 con, gà 1,6 triệu con, vịt 3,7 triệu con.

Mức tăng trưởng giá trị sản xuất giai đoạn này trung bình từ 3-4%/năm và sản lượng thịt hơi các loại đến năm 2025 đạt trên 36.500 tấn, đến năm 2030 đạt đến 45.500 tấn. Sản lượng trứng đến năm 2025 đạt từ 420 triệu quả trứng.

Để phát triển bền vững ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm bền vững, ngành nông nghiệp An Giang tiếp tục tìm đầu ra cho sản phẩm; mời gọi doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm thông qua Hợp tác xã, tổ hợp tác. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để phát triển bền vững ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm bền vững, ngành nông nghiệp An Giang tiếp tục tìm đầu ra cho sản phẩm; mời gọi doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm thông qua Hợp tác xã, tổ hợp tác. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bình quân sản phẩm chăn nuôi/người/năm đến năm 2025 đạt từ 18-20 kg thịt hơi các loại, từ 210-215 quả trứng. Còn về tỷ trọng gia súc và gia cầm được giết mổ tại các cơ sở tập trung đạt tương ứng khoảng 80%. Xây dựng cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh đến năm 2025 xây dựng được ít nhất 5 cơ sở, đến năm 2030 ít nhất 10 cơ sở.

Để phát triển bền vững ngành chăn nuôi, tỉnh tiếp tục tìm đầu ra cho sản phẩm, mời gọi doanh nghiệp ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm thông qua Hợp tác xã, tổ hợp tác. Đồng thời, tuyên truyền, khuyến khích chuyển diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng những loại cây thức ăn chăn nuôi; xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất chăn nuôi…

Xem thêm
Chó, mèo thả rông lông nhông khắp phố

BÌNH DƯƠNG Có rất nhiều người tại Bình Dương bị chó thả rông cắn phải đi tiêm phòng dại khiến người dân rất bức xúc vì nạn chó lông nhông khắp phố.

Lấy doanh nghiệp là đầu tàu để phát triển bền vững ngành mía đường

Cơ quan chức năng cần có giải pháp nhằm củng cố và phát triển chuỗi liên kết sản xuất trong bối cảnh cây mía đang dần mất vị thế.

'Bắt bệnh, bốc thuốc' cho vườn cam thoái hóa

HÀ TĨNH Nhờ áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, những vườn cam có 30 - 50% số cây 'ốm yếu', suy kiệt, có nguy cơ phải phá bỏ đã được giữ lại.