| Hotline: 0983.970.780

Bắc Kạn: Mất an toàn khai thác đá tại huyện Chợ Đồn

Thứ Ba 05/07/2022 , 14:24 (GMT+7)

Huyện Chợ Đồn có 5 mỏ đá, số lượng nhiều nhất tỉnh Bắc Kạn. Tuy nhiên, vì lợi ích trước mắt dẫn tới việc các doanh nghiệp thường không chấp hành đúng quy định.

Đá treo trên đầu công nhân

Thông tin của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chợ Đồn, trên địa bàn huyện có 5 mỏ đá đang hoạt động, từ đầu năm 2022 không có ghi nhận về tình trạng tai nạn lao động. Lần gần nhất đã hơn 1 năm, xảy ra tình trạng tai nạn chết người tại mỏ đá Lũng Mò. 

Mỏ đá Lũng Mò (địa chỉ tại tổ 9, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn) do doanh nghiệp tư nhân Đồng Sơn (DNTN) quản lý khai thác, chính là mỏ đã nhiều lần để xảy ra tình trạng mất an toàn lao động làm chết công nhân và hiện đang trong tình trạng hoạt động cầm chừng.

Hiện trường cho thấy, việc khai thác của DNTN Đồng Sơn không thực hiện khai thác đúng quy định, xuất hiện những hàm ếch.

Một người dân tại địa phương cho biết, trước đây mỏ Lũng Mò cũng hoạt động rầm rộ lắm, nhưng giờ thì thấy thi thoảng mới có xe vào chở hàng. Mỏ này cũng hay xảy ra tai nạn chết người, toàn do đá lăn xuống bất ngờ. Giờ mỏ còn ít công nhân, chỉ thấy có 2 – 3 người, nhiều người sợ mất an toàn nên ngại đến xin làm việc.

Hình ảnh khai thác theo kiêu 'hàm ếch' tại mỏ đá Lũng Mò, điều này lý giải tại sao tại đây đã nhiều lần xảy ra tình trạng tai nạn chết người trong quá trình khai thác. Ảnh: Toán Nguyễn.

Hình ảnh khai thác theo kiêu "hàm ếch" tại mỏ đá Lũng Mò, điều này lý giải tại sao tại đây đã nhiều lần xảy ra tình trạng tai nạn chết người trong quá trình khai thác. Ảnh: Toán Nguyễn.

Hình thức khai thác tương tự là tại mỏ đá Lũng Cà, thuộc Công ty TNHH Thương mại Thắng Lợi (Công ty Thắng Lợi), tại tổ 17, thị trấn Bằng Lũng. Nhìn bằng mắt thường có thể thấy, việc doanh nghiệp khai thác thành những vách đá dựng đứng, xuất hiện hàng loạt những tảng đá đang mắc chông chênh và sẵn sàng lăn xuống bất cứ lúc nào, đe dọa tính mạng những công nhân đang làm việc ở phía dưới. Công nhân làm việc trên những vách đá không sử dụng dây bảo hiểm, không mặc quần áo bảo hộ.

Theo như Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 04:2009/BCT về an toàn trong khai thác mỏ lộ thiên, các mỏ đá như Lũng Mò (DNTN Đồng Sơn) và Lũng Cà (Công ty Thắng Lợi) đã không chấp hành đúng các quy định về khai thác. Cụ thể là không khai thác theo phương pháp cắt tầng và khai thác tuần tự từ trên xuống dưới, thậm chí các doanh nghiệp này còn làm ngược lại là cắt chân và khoét hàm ếch.

Công nhân tại mỏ đá Lũng Cà (Công ty Thắng Lợi) làm việc trong tình trạng thiếu trang thiết bị bảo hộ. Ảnh: Toán Nguyễn.

Công nhân tại mỏ đá Lũng Cà (Công ty Thắng Lợi) làm việc trong tình trạng thiếu trang thiết bị bảo hộ. Ảnh: Toán Nguyễn.

Người dân khốn khổ vì ô nhiễm môi trường

Mỏ Kẹm Trình tại tổ 13, thị trấn Bằng Lũng thuộc Công ty TNHH Hải Nam (Công ty Hải Nam) được UBND tỉnh Bắc Kạn cấp phép hoạt động từ năm 2011 với thời hạn lên đến 18,5 năm. Kể từ khi đi vào hoạt động, những hộ dân gần đó liên tục phải hứng chịu tình trạng bụi đá bay mù mịt. Chỉ sau một vài ngày không mưa, các mái nhà, bụi cây đều phủ một lớp bột đá màu trắng. Khi mỏ Kẹm Trình nổ mìn cũng tạo dư chấn rung lắc khiến người dân bất an.

Người dân tại tổ 13, thị trấn Bằng Lũng bức xúc việc mỏ đá Kẹm Trình gây bụi khi hoạt động. Ảnh: Công Luận.

Người dân tại tổ 13, thị trấn Bằng Lũng bức xúc việc mỏ đá Kẹm Trình gây bụi khi hoạt động. Ảnh: Công Luận.

Thông tin với phóng viên, ông Q ở tổ 13, thị trấn Bằng Lũng, huyện Chợ Đồn cho biết: "Cứ nổ mìn với nghiền đá là bụi lại mù mịt. Khi có gió hướng nam, bụi đá sẽ bay sang khu dân cư, còn khi không có gió bụi cứ luẩn quẩn gần đây. Mỏ muốn khai thác phải phun nước hay làm thế nào cho giảm bụi. Khi nổ mìn thì rung cả nhà, người già, trẻ con thường bị giật mình..."

Lãnh đạo của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện cho biết Sở Tài nguyên và Môi trường Bắc Kạn thường xuyên kiểm tra lập biên bản và chỉ ra những sai phạm trong quá trình khai thác của các mỏ đá trên địa bàn huyện Chợ Đồn. Tuy nhiên việc kiểm tra chỉ dừng lại ở mức độ nhắc nhở các doanh nghiệp phải đảm bảo khai thác theo đúng quy định, chứ không thẳng tay xử phạt,… hay buộc dừng hoạt động các doanh nghiệp cố tình sai phạm.

Các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Kạn vì sao chỉ xử lý mang tính nhắc nhở với các doanh nghiệp khai thác đá tại huyện Chợ Đồn? Ảnh: Công Luận.

Các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Kạn vì sao chỉ xử lý mang tính nhắc nhở với các doanh nghiệp khai thác đá tại huyện Chợ Đồn? Ảnh: Công Luận.

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.