| Hotline: 0983.970.780

Bạc Liêu: Gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi

Thứ Năm 30/11/2023 , 07:58 (GMT+7)

Bạc Liêu là tỉnh giàu tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, cùng với thế mạnh chủ lực cây lúa và con tôm, ngoài ra tỉnh còn phát triển mạnh về chăn nuôi. 

Tính đến tháng 11/2023, tổng đàn heo đạt khoảng 220.000 con, đàn trâu, bò khoảng 3.050 con, đàn dê 8.900 con và đàn gia cầm 3.335.000 con. Ảnh: Trọng Linh.

Tính đến tháng 11/2023, tổng đàn heo đạt khoảng 220.000 con, đàn trâu, bò khoảng 3.050 con, đàn dê 8.900 con và đàn gia cầm 3.335.000 con. Ảnh: Trọng Linh.

Xuất phát từ thế mạnh của một tỉnh nông nghiệp nên việc phát triển ngành chăn nuôi tại Bạc Liêu không chỉ có ý nghĩa chiến lược trong khai thác có hiệu quả các tiềm năng vốn có, mà còn giúp tái sử dụng nguồn tài nguyên từ sản xuất nông nghiệp thải ra, góp phần bảo vệ môi trường và tận dụng, phát huy tốt các lợi thế.

Tính đến tháng 11/2023, tổng đàn heo đạt khoảng 220.000 con, đàn trâu, bò khoảng 3.050 con, đàn dê 8.900 con và đàn gia cầm 3.335.000 con. So với cùng kỳ năm, phát triển chăn nuôi cơ bản năm 2023 đạt kế hoạch đề ra. Tuy nhiên, để phát huy thế mạnh này và hoàn thành kế hoạch về phát triển chăn nuôi thì vẫn còn gặp nhiều khó khăn.

Bạc Liêu tuy là tỉnh nông nghiệp, nhưng đến nay ngành chăn nuôi vẫn chưa đảm nhiệm tốt chức năng cung cấp thịt cho thị trường. Đơn cử như thị trường thịt heo, với lượng tiêu thụ bình quân từ 600 - 700 con/ngày, nhưng tổng lượng heo cung cấp ra thị trường của tỉnh chỉ khoảng 70% nhu cầu tiêu thụ, số còn lại phải nhập từ các tỉnh ngoài vào.

Hay nhu cầu tiêu thụ trứng khoảng 250.000 quả/ngày, nhưng cả tỉnh chỉ có 2 trang trại nuôi gà đẻ có quy mô bình quân 13.000 trứng/ngày. Riêng thịt trâu, bò phần lớn phải nhập từ tỉnh khác vào và rất khó kiểm tra về vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là các sản phẩm đã được đông lạnh.

Phần lớn chăn nuôi nông hộ tại Bạc Liêu đều chuyển sang hình thức cho ăn công nghiệp, thay vì tận dụng thức ăn thừa. Ảnh: Trọng Linh.

Phần lớn chăn nuôi nông hộ tại Bạc Liêu đều chuyển sang hình thức cho ăn công nghiệp, thay vì tận dụng thức ăn thừa. Ảnh: Trọng Linh.

Theo Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, kế hoạch thực hiện chiến lược phát triển chăn nuôi của tỉnh đề ra là mức tăng trưởng giá trị sản xuất cho giai đoạn 2021 - 2025 trung bình từ 4 - 5%/năm và giai đoạn 2026 - 2030 từ 3 - 4%/năm.

Ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu, cho biết: Muốn hoàn thành mục tiêu này, việc tái cơ cấu lại mô hình tăng trưởng cho ngành chăn nuôi của tỉnh là rất cần thiết. Sở NN-PTNT tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị cần tập trung ban hành các giải pháp để tháo gỡ ngay các cơ chế, chính sách vốn trở thành điểm nghẽn, nhằm khôi phục và đẩy mạnh phát triển ngành chăn nuôi.

Có thể thấy, một trong những điểm nghẽn chính là dù Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi cho phát triển chăn nuôi, nhưng thực tế doanh nghiệp, nông dân vẫn khó tiếp cận được các chính sách hỗ trợ này, nhất là chính sách về tín dụng.

Theo ông Lưu Hoàng Ly, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bạc Liêu cho biết: Thực tiễn đã chứng minh, ngành chăn nuôi chỉ phát triển và sinh lãi khi nào áp dụng được quy mô chăn nuôi theo hình thức trang trại, sản xuất hàng hóa lớn. Còn chăn nuôi theo hộ gia đình lợi nhuận thấp và không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh môi trường, đặc biệt là nuôi heo nông hộ nằm đan xen trong các khu dân cư.

Người chăn nuôi khó tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Ảnh: Trọng Linh.

Người chăn nuôi khó tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Ảnh: Trọng Linh.

Theo các doanh nghiệp, hợp tác xã, để nuôi heo có lãi, giải pháp duy nhất là chăn nuôi gia công cho các tập đoàn lớn theo mô hình các doanh nghiệp, hợp tác xã chỉ đầu tư về hạ tầng và khâu chăm sóc, còn lại từ con giống, thuốc thú y, kỹ thuật và bao tiêu sản phẩm đã có các tập đoàn lo. Song, muốn xây dựng một trang trại nuôi heo gia công đúng chuẩn có quy mô khoảng 6.000m2, cho xuất chuồng 12.000 con heo thương phẩm/năm cũng cần vốn đầu tư hơn 20 tỷ đồng.

Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp và hợp tác xã đều khó tiếp cận được vốn vay từ các ngân hàng thương mại. Vì thế, có doanh nghiệp tuy đã nuôi gia công, nhưng nếu phát sinh dịch bệnh cũng không có lãi. Bằng chứng là nhiều trang trại nuôi heo ở huyện Phước Long có quy mô lớn hiện nay đã đóng cửa hoạt động hoặc sang bán, cho thuê.

Riêng các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ ở các vùng nông thôn hiện nay đã giảm đáng kể và nhiều người đã rơi vào cảnh con heo “ăn mất” sổ đỏ, do cả quy trình nuôi đều nằm trong thế bị động. Đó là phải mua con giống nhập từ bên ngoài nên khó kiểm tra về chất lượng.

Hiện, phần lớn chăn nuôi nông hộ tại Bạc Liêu đều chuyển sang hình thức cho ăn công nghiệp, thay vì tận dụng thức ăn thừa, rau trong vườn như trước đây. Giá thức ăn công nghiệp luôn ở mức cao, vì thế không cần phát sinh dịch bệnh, chỉ cần giá heo biến động là chăn nuôi nông hộ sẽ thua lỗ.

Xem thêm
Giao mặt nước biển để quy hoạch đối tượng nuôi thủy sản phù hợp

Nhà nước cần sớm ban hành quy hoạch không gian biển để giao mặt nước biển cho các vùng nuôi trồng thủy sản, từ đó lựa chọn đối tượng nuôi, mật độ nuôi phù hợp.

Nông dân nhận thưởng 43 triệu đồng nhờ trồng lúa giảm phát thải

KIÊN GIANG Mới đây, một số nông dân ở huyện Hòn Đất và Kiên Lương (Kiên Giang) nhận được tiền thưởng từ 2,6 – 43 triệu đồng khi tham gia dự án trồng lúa giảm phát thải.

Giống cà chua ngoại hợp đất Mù Cang Chải, năng suất 100 tấn/ha

YÊN BÁI Giống cà chua Beef có nguồn gốc Israel được trồng bằng công nghệ cao, theo tiêu chuẩn VietGAP ở Mù Cang Chải cho năng suất lên tới 100 tấn/ha, chất lượng tốt, giá bán cao.