| Hotline: 0983.970.780

Bản người Mông quyết học chữ, thoát nghèo

Thứ Sáu 02/12/2022 , 11:38 (GMT+7)

Lớp học có người mới tuổi đôi mươi, cũng có người đã gần 50 tuổi, nhưng mưa cũng như nắng, người Mông ở Khuổi Đẩy vẫn vượt rừng đến lớp.

Ngày đi làm, tối vượt đường rừng đi học

Đều đặn vào chiều tối, chị Thào Thị Dậư ở thôn Khuổi Đẩy, xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) lại cùng một số người dân trong thôn tới điểm trường Tiểu học Khuổi Đẩy để học lớp xóa mù chữ. Để đến được lớp học, chị Dậu phải mất gần tiếng đồng hồ đi bộ vượt rừng, ngày nắng đi bộ đã xa, ngày mưa vất vả tăng lên gấp bội.

“Gia đình hoàn cảnh khó khăn nên lúc nhỏ không được đi học, bây giờ hơn 20 tuổi mình mới bắt đầu học những nét chữ đầu tiên. Dù vất vả nhưng cũng phải cố gắng, ngày phải tranh thủ đi làm, tối đi học”, chị Dậu tâm sự.

1

Người Mông thôn Khuổi Đẩy vượt rừng đến lớp. Ảnh Ngọc Tú.

Với anh Giàng Seo Sì, sự học lại còn khó khăn hơn, bàn tay thô ráp vốn quen cầm cày, cầm cuốc, nay cầm bút nên những nét chữ ban đầu không ai đọc nổi. Lớp xóa mù chữ được mở, anh không quản ngại đường sá, chưa vắng buổi học nào.

Anh Sì cho biết, trong thôn còn nhiều người chưa biết chữ, lớp xóa mù mở ra ai cũng háo hức đi học. Sau hơn 20 buổi học, mình đã thuộc bảng chữ cái và làm được những phép tính đơn giản.

2

Lớp học mở buổi tối nhưng các học viên không quản đường xá xa xôi đến lớp. Ảnh Ngọc Tú.

Khuổi Đẩy là bản người Mông xa xôi nhất xã Bình Trung, cuộc sống người dân ở đây còn nhiều khó khăn, chủ yếu là hộ nghèo, nhiều người từ nhỏ không được đi học, có người học đến lớp 2 rồi nghỉ. Do không biết chữ, thiếu kiến thức nên vòng xoáy đói nghèo luẩn quẩn đeo bám người Mông Khuổi Đẩy bao đời nay.  

Khát khao học chữ, khát khao thoát nghèo

Lớp học xóa mù chữ ở điểm trường Tiểu học Khuổi Đẩy bắt đầu từ tháng 11 năm nay. Do ban ngày bà con ngày vẫn đi làm nương, rẫy nên lớp học diễn ra từ 19h đến 21h tối thứ 5 hàng tuần. Tham gia lớp học có hơn 40 học viên dân tộc Mông, toàn bộ là hộ nghèo của thôn Khuổi Đẩy.

Trong lớp học này, học viên ít tuổi nhất đã hơn 20, người nhiều tuổi nhất cũng đã gần 50 tuổi. Có người chưa một lần biết chữ, cũng có những người đã từng đi học nhưng lâu ngày đã quên mặt chữ.

Ở lớp học này, có điểm đặc biệt, một nửa học viên đi học sau mới bắt đầu học bảng chữ cái, nửa còn lại đã bắt đầu ghép vần.

3

Người Mông ở Khuổi Đẩy mong biết chữ để học cách thoát nghèo. Ảnh Ngọc Tú.

Cô giáo Hoàng Thị Thu Hà cho biết: Ban đầu mới dạy các học viên rất gian nan, có những học viên nhiều tuổi nhận thức rất chậm, tay cứng nên việc cầm bút viết chữ rất khó khăn, dạy phát âm tiếng phổ thông cho người Mông cũng không hề đơn giản. Cô giáo phải vừa dạy vừa khích lệ, động viên nên các học viên bây giờ cũng đã tiến bộ khá nhiều, dù ngày đi làm vất vả nhưng học viên học hành rất chăm chỉ.

Chị Vàng Thị Dợ tâm sự, trước đây mình học đến lớp 2 nhưng lâu rồi bây giờ không biết đọc, biết viết, đi chợ cũng không biết tính toán, làm ruộng thì không có kiến thức nên cuộc sống cứ mãi đói nghèo. Có lớp học này mình rất vui, gia đình động viên nên mình cũng cũng phải cố gắng, ngày đi làm rất mệt nhưng tối vẫn nỗ lực vượt rừng đến lớp mong sau này biết chữ cuộc sống sẽ đỡ vất vả hơn.

4

Lớp học xóa mù ở điểm trường Khuổi Đẩy. Ảnh Ngọc Tú.

Đã hơn 21h, điểm trường Khuổi Đẩy vẫn còn văng vẳng những tiếng đánh vần, nhiều học viên còn nán lại tranh thủ ôn bài. Lên bản chứng kiến một buổi học mới thấy được khát khao đi tìm con chữ của bà con người Mông nơi đây. Dẫu hôm nay cuộc sống vẫn còn vất vả, nhưng với khát khao cháy bỏng, con đường thoát nghèo của họ sẽ không còn xa.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm