| Hotline: 0983.970.780

Bệnh chướng hơi trên ếch nuôi

Thứ Sáu 12/07/2019 , 13:48 (GMT+7)

Do ếch ăn không tiêu hóa được, ăn quá nhiều, thức ăn bị ôi thiu, nguồn nước bị dơ...

Bạn Phùng Tiến Dũng ở huyện Hạ Hòa (Phú Thọ) hỏi: Nhà tôi nuôi 15 vạn con ếch thịt, được 35 ngày tuổi thì ếch có hiệu tượng bỏ ăn. Bụng có hiệu tượng sưng lòi ruột ra hậu môn, không có đốm đỏ. Xin hỏi ếch bị bệnh gì và cách khắc phục?

Xin cảm ơn!

 

Ếch nuôi của gia đình anh Phùng Tiến Dũng, nhiều con bị chướng hơi. Ảnh do anh Dũng cung cấp.


Trả lời:

Hiện tượng bạn hỏi, chuyên môn gọi là "Bệnh chướng hơi trên ếch nuôi"

Thường xảy ra với ếch ở giai đoạn nhỏ, nguyên nhân là do ếch ăn không tiêu hóa được, ăn quá nhiều. Do thức ăn bị ôi thiu, nguồn nước bị dơ cũng làm ếch bị chướng hơi sình bụng.

Khi bị chướng hơi thấy bụng ếch phồng lên, nằm yên một chỗ, vận động khó khăn. Một số con có hậu môn lòi ra, ruột bị sưng lên, mỏng và có màu đỏ. Trong ruột có dịch lỏng có lẫn một ít thức ăn.

Phòng bệnh này bằng cách vệ sinh kỹ môi trường nuôi, cho ăn thức ăn đảm bảo vệ sinh, chất lượng. Nên cho ăn nhiều lần trong ngày, không nên cho ăn quá dư thừa.

Nên sử dụng thức ăn chuyên dùng cho ếch có hàm lượng protein cao, dễ tiêu hóa hơn so với các chất tinh bột trong thức ăn cho cá. Thức ăn phải được bảo quản kỹ không bị ẩm mốc, hôi thối, không quá hạn sử dụng.

Sau khi cho ăn 4-6 giờ phải dọn sạch thức ăn thừa, vệ sinh sàn ăn và phơi cho khô ráo.

Khi thấy ếch bị bệnh thì ngưng cho ăn 1 - 2 ngày, làm vệ sinh thật kỹ môi trường nuôi. Trộn vào thức ăn Sulphadiazine và trimethroprim (4 - 5g/kg thức ăn). Sử dụng liên tục 5 ngày.

Phòng bệnh: Định kỳ trộn các men (enzymes) tiêu hóa vào thức ăn của ếch (2 - 3g men Lactobacillus trong 1 kg thức ăn) hay Sunfat đồng (CuSO4) 0,5 - 0,7g/m3 nước phun toàn ao hoặc nước muối ăn 3% trong 10 phút. Thay nước thường xuyên và giữ nước nuôi sạch.

Khu vực nuôi ếch của gia đình. Video: Phùng Tiến Dũng

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.