| Hotline: 0983.970.780

Cánh đồng lớn giúp giảm lúa giống tiết kiệm hàng chục tỷ đồng

Thứ Tư 22/12/2021 , 07:12 (GMT+7)

Kiên Giang Liên kết sản xuất, xây dựng cánh đồng lớn, giúp nông dân tiết kiệm hàng chục tỷ đồng mỗi năm từ việc giảm lượng lúa giống gieo sạ.

Mở rộng diện tích cánh đồng lớn

Ông Hoàng Trung Kiên, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang cho biết, từ năm 2016 cho đến nay, đơn vị đã thực hiện hàng trăm cánh đồng lớn sản xuất lúa, giúp nông dân đẩy nhanh việc áp dụng tiến bộ kho học kỹ thuật vào sản xuất. Diện tích cánh đồng lớn của tỉnh tăng dần theo từng năm, doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp hoặc liên kết sản xuất với nông dân cũng tăng mạnh.

Thực hiện cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm từ 12.860 ha năm 2016 tăng đã tăng lên 30.672 ha năm 2020. Thời điểm cao, nhất diện tích canh tác lúa canh đồng lớn, có liên kết tiêu thụ đạt gần 75.000 ha (năm 2018). Có 21 doanh nghiệp, hộ kinh doanh hỗ trợ nông dân ổn định cung cấp vật tư đầu vào sản xuất và liên kết tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho bà con nông dân.

Cánh đồng lớn 50ha canh tác lúa hữu cơ trên nền đất nuôi tôm ở xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận. Ảnh: Đào Chánh.

Cánh đồng lớn 50ha canh tác lúa hữu cơ trên nền đất nuôi tôm ở xã Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận. Ảnh: Đào Chánh.

Diện tích tham gia cánh đồng lớn áp dụng gói kỹ thuật canh tác “1 phải - 5 giảm”, giúp nông dân giảm mật độ sạ gioe sạ xuống còn từ 80-120 kg/ha thay vì tập quán sạ dày như trước đây, lên đến 180-250 kg/ha. Tổng lượng giống gieo sạ sản xuất theo cánh đồng lớn giảm khoảng 5.600 tấn/năm, tương đương giảm thất thoát khoảng 67 tỷ đồng/năm, đồng thời nông dân sản xuất lúa ký kết tiêu thụ đảm bảo lợi nhuận 40%. Tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao ngày càng được nâng lên, năm 2020 đạt trên 80% so với 70% năm 2015.

Thu hút đầu tư vào nông nghiệp

Trong 4 năm (2017-2020) đã có 290 doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp với tổng vốn đăng ký là 2.490 tỷ đồng. Đặc biệt, đã thu hút được một số doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp hàng hóa, ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao. Cụ thể, liên kết sản xuất và tiêu thụ lúa gạo có sự tham gia của Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An, với diện tích mỗi vụ lên đến hàng chục ngàn ha tại vùng Tứ giác Long Xuyên.

Tỷ lệ áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất lúa tại Kiên Giang ngày càng tăng, từ khâu sản xuất đến thu hoạch. Cơ giới hóa trong các khâu sản xuất lúa, như: làm đất và thu hoạch gần 100%, gieo cấy khoảng 40%, bơm điện trên 40%, sấy lúa khoảng 80%, ….

Thực hiện chính sách giảm tổn thất trong nông nghiệp, đến nay toàn tỉnh có 1.526 máy gặt đập liên hợp, 7.938 máy cày (xới), công cụ sạ hàng 1.321 cái, máy cấy lúa 114 cái, 79.327 máy phun thuốc bảo vệ thực vật, 29.433 máy phun phân bón, 1.280 lò sấy lúa, 1.250 trạm bơm điện phục vụ bơm tát, máy sạ hàng 18 cái. Diện tích áp dụng máy cấy 849 ha, diện tích sạ hàng 2.056 ha, diện tích áp dụng kỹ thuật “3 giảm – 3 tăng” đạt 33.414 ha, áp dụng “1 phải – 5 giảm” đạt 15.762 ha.

Tổ chức thực hiện cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm đã giúp nông dân giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận, tạo ra chuỗi giá trị bền vững hơn. Ảnh: Trung Chánh.

Tổ chức thực hiện cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm đã giúp nông dân giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận, tạo ra chuỗi giá trị bền vững hơn. Ảnh: Trung Chánh.

Tổ chức thực hiện cánh đồng lớn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm đã giúp nông dân giảm chi phí đầu vào, tăng lợi nhuận, tạo ra chuỗi giá trị bền vững hơn. Giá trị sản phẩm thu được trên 1 ha đất trồng trọt đạt bình quân gần 84 triệu đồng/ha/năm (năm 2020). Giá trị nuôi trồng thủy sản trên 1 ha đất mặt nước năm 2020 ước đạt 130 triệu đồng/ha/năm.

Công tác khuyến nông, xây dựng thương hiệu hàng hóa nông sản được quan tâm. Năm 2020, toàn tỉnh đã có 21 sản phẩm được cấp nhãn hiệu tập thể, chủ yếu có nguồn gốc từ nông nghiệp. Những sản phẩm này đã và đang tham gia vào thị trường và được đánh giá cao, giá bán cao hơn sản phẩm thông thường từ 15-20% và dễ tiêu thụ.

Trong những năm qua, Kiên Giang chú trọng đến việc hỗ trợ nông dân đầu tư máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp. Đến nay, khâu làm đất cơ bản đã đạt được cơ giới hóa trên 98%, khâu bơm tát đạt 100% nhưng tỷ lệ bơm điện còn thấp (khoảng 35%), khâu phun thuốc và vận chuyển cơ giới hóa 100%.

Xem thêm
Kỹ thuật phối giống cho bò sinh sản

THÁI NGUYÊN Kỹ thuật phối giống đóng vai trò then chốt trong quy trình chăn nuôi bò sinh sản. Phối giống sai cách, bò sẽ khó có thai hoặc không sinh được bê con.

Tăng tốc giải ngân hỗ trợ người chăn nuôi thiệt hại do dịch bệnh

Hơn 46 tỷ là số tiền Hà Tĩnh cấp cho các địa phương để hỗ trợ người chăn nuôi thiệt hại do bệnh viêm da nổi cục trâu, bò và dịch tả lợn Châu Phi.

Một xã lãi 15 - 16 tỷ đồng nhờ dưa chuột vụ đông

Nghệ An Có những ngày xã thu hoạch đến 100 tấn dưa chuột, thu về trên 1 tỷ đồng. Lãi ròng từ riêng cây dưa chuột vụ đông của xã ước đạt 15 - 16 tỷ đồng.

Khám tổng thể sức khỏe đất: [Bài 6] Đất trồng cam ở miền Bắc càng thâm canh càng thoái hóa

TS Lương Đức Toàn, Trưởng Bộ môn Sử dụng đất thuộc Viện Thổ nhưỡng Nông hóa, chủ nhiệm đề tài nghiên cứu sức khỏe đất trồng cam ở miền Bắc cho biết như vậy.