| Hotline: 0983.970.780

Chữa đau dạ dày bằng mật ong rừng

Thứ Hai 24/01/2011 , 11:01 (GMT+7)

Có phải uống mật ong rừng với nước sôi để nguội vào mỗi sáng lúc đói sẽ chữa được bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP gây nên?

* Có phải uống mật ong rừng với nước sôi để nguội vào mỗi sáng lúc đói sẽ chữa được bệnh đau dạ dày do vi khuẩn HP gây nên?

Lê Bá Khanh, Tổ 4, P. Duy Tân, TP Kon Tum

Theo tác giả Phan Chiêu Quân (http://vietsciences.free.fr) thì ước tính có khoảng 5-10% dân số trên thế giới bị bệnh đau dạ dày. Riêng bên Mỹ có đến 25 triệu người mắc bệnh, số đàn ông và đàn bà ngang nhau. Ở Việt Nam tỉ lệ này là 7%. Tuy nhiên, điểm quan trọng nhất mà y học ngày nay mới phát hiện ra đó là có đến hơn 70% số dân có nguy cơ bị nhiễm chứng bệnh này và nguyên nhân chính đã được xác định là vi khuẩn Helicobacter pylori.

Phải trải qua đến 100 năm (1892-1982), với biết bao công trình nghiên cứu của nhiều nhà Khoa học, mới tìm ra nguyên nhân của bệnh đau dạ dày là do vi khuẩn Helicobacter pylori. Năm 1982, hai nhà Khoa học người Úc Robin Warren và Barry Marshall đã tìm ra mối liên hệ giữa bactérie Helicobacter và chứng loét dạ dày (ulcer), chớ không phải do stress. Hội Khoa học đã quá chậm chạp để công nhận sự tìm ra này.Năm 1996: Công nhận là phải chữa trị bằng thuốc kháng sinh. Năm 1997: Tìm ra bộ gen của Helicobacter pylori. Robin Warren và Barry Marshall đã phát hiện rằng Helicobacter pylori (HP) chính là thủ phạm gây nên bệnh loét dạ dày - tá tràng. HP có hình xoắn với 4-7 lông roi ở mỗi đầu.

 Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã xác định HP còn là một trong số những tác nhân chính gây ung thư, có vai trò quan trọng trong diễn tiến đưa đến ung thư dạ dày. HP có mặt trong khoảng 65-70% trường hợp viêm dạ dày, 70-80% ung thư dạ dày, hơn 90% các trường hợp loét bao tử hoặc tá tràng. Nguy cơ ung thư dạ dày ở người bị nhiễm HP sẽ tăng từ 6-10 so với người không bị nhiễm.

Hướng điều trị được cho là hiệu quả nhất do các chuyên gia hàng đầu về tiêu hoá khuyến cáo tại Hội nghị về điều trị loét dạ dày - tá tràng (tổ chức ở Việt Nam và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào giữa tháng 10 năm 2002) là phối hợp giữa ba loại dược phẩm: 1 thuốc chống tiết axit và 2 thuốc kháng sinh có hiệu lực diệt HP cao là Clarithromycine và Amoxicilline. Việc tuân theo đúng theo lời chỉ dẫn của bác sĩ điều trị hết sức quan trọng. Ngoài ra, người bệnh cũng nên tránh dùng vị cay, chua, hoặc dùng những chất gây tăng tiết acide như chè, càphê, bia, sữa... Đặc biệt, không nên hút thuốc lá vì các hoá chất trong khói thuốc sẽ làm chậm đi 50% tiến độ lành sẹo của những vết loét dạ dày - tá tràng. Với các công trình nghiên cứu quan trọng liên quan đến vi khuẩn HP các tác giả Robin Warren và Barry Marshall đã được nhận giải thưởng Nobel vào năm 2005.

Theo thông tin trên trang web http://www.xaluan.com thì từ xa xưa, mật ong đã được ứng dụng rộng rãi trong việc điều trị bệnh. Người Ai Cập cổ đại thường dùng mật ong để chữa trị các vết thương và vết bỏng, nhiều dân tộc khác dùng mật ong để làm dịu cổ họng. Đơn giản vì mật ong là một chất kháng khuẩn tự nhiên rất tốt, có khả năng ngăn chặn nhiều loại vi khuẩn phát triển nên có thể làm lành vết thương và giảm đau nhức. Trong thành phần của mật ong có nhiều hoạt chất khác nhau như vitamin B6, riboflavin, niacin, sắt, natri, kẽm, canxi, các loại axit amin, đường glucose, fructose....

Mật ong rừng có khả năng giúp tăng cường sức khỏe và hệ miễn dịch. Ở Việt Nam, mật ong rừng có nhiều loại: mật ong Khoái thường làm tổ trên cành cây ở các vùng núi đá cao, nhưng đến nay rất hiếm. Còn loại ong mật Mè thì phổ biến có ở các khu rừng ở Nguyên Phúc (Bạch Thông), Côn Minh (Na Rì), Thác Giềng (Thị Xã Bắc Kạn)...Mật ong không chỉ dùng để chế biến thức thực phẩm, mà còn là loại thuốc quý hiếm giúp con người chữa được nhiều bệnh như: dùng mật ong trộn với nghệ hỗ trợ việc chữa bệnh dạ dày, mật ong ngâm với quất chữa được ho cho trẻ em, rất nhiều bài thuốc quý làm từ mật ong đã chữa được khỏi bệnh cho con người. Tuy nhiên như đã phân tích chỉ nên dùng mật ong rừng để hỗ trợ việc chữa bệnh dạ dày chứ nhất thiết không thể không sử dụng ba loại hoạt chất nói trên.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm