| Hotline: 0983.970.780

Cò tín dụng náo loạn vùng quê: HD Bank chối bỏ trách nhiệm

Thứ Năm 21/07/2022 , 10:17 (GMT+7)

Trước những cáo buộc từ phía khách hàng, HD Bank khẳng định cho vay đúng quy trình và chối bỏ trách nhiệm nhưng không đưa ra được chứng cứ nào.

HD Bank cho rằng thông tin khách hàng cung cấp là không chính xác mà không có bất kỳ chứng cứ nào chứng minh. Ảnh: ST. 

HD Bank cho rằng thông tin khách hàng cung cấp là không chính xác mà không có bất kỳ chứng cứ nào chứng minh. Ảnh: ST. 

Phản hồi việc ông Đỗ Danh Nụ và bà Nguyễn Thị Hoa vay vốn nhưng không nhận được tiền, HD Bank cho rằng mục đích vay vốn của vợ chồng ông Đỗ Danh Nụ - bà Nguyễn Thị Hoa là để thanh toán tiền hàng (cho bên bán hàng) phục vụ sản xuất, kinh doanh.

Theo Khế ước nhận nợ, vợ chồng ông Đỗ Danh Nụ - bà Nguyễn Thị Hoa đã ký nhận nợ và đề nghị Ngân hàng chuyển tiền cho Công ty TNHH Thương mại Thiên Thủy Tiên (Bên bán hàng) để thanh toán tiền mua hàng hóa. Đây là phương thức giải ngân cho Bên thụ hưởng theo yêu cầu/chỉ định của Bên vay tuân theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

HD Bank cũng khẳng định, căn cứ theo phương án xin vay vốn ngân hàng của khách hàng, ngày 21/07/2011 HD Bank CN Thăng Long đã cùng Ông Đỗ Danh Nụ/bà Nguyễn Thị Hoa đã cùng ký kết Hợp đồng tín dụng ngắn hạn 253/11/TL/HĐTDNH/CN và Khế ước nhận nợ số 253/11/TL/KUNN.

Tuy nhiên, ông Đỗ Danh Đạo (con trai ông Nụ, bà Hoa) khẳng định gia đình ông không có bất kỳ mối quan hệ gì đối với Công ty Thiên Thủy Tiên và chỉ ký Hợp đồng thế chấp Quyền sử dụng đất tại văn phòng Công chứng vào ngày 20/7/2011 mà thực hiện bất cứ giao dịch nào tại ngân hàng HD Bank.

Cho đến nay, HD Bank vẫn chưa thể chứng minh ông Nụ và bà Hoa đã đến ngân hàng này để ký kết Hợp đồng cấp tín dụng ngắn hạn và Khế ước nhận nợ.

HD Bank khẳng định khách hàng đã ký Hợp đồng tín dụng ngắn hạn và khế ước nhận nợ tại ngân hàng vào ngày 21/7/2011. 

HD Bank khẳng định khách hàng đã ký Hợp đồng tín dụng ngắn hạn và khế ước nhận nợ tại ngân hàng vào ngày 21/7/2011. 

Nghi ngờ, hồ sơ bị làm giả, từ khi nhận được Thông báo nghĩa vụ trả nợ cho Công ty Thiên Thủy Tiên. Anh Đạo đã nhiều lần liên hệ với ngân hàng và tổ xử lý nợ của ngân hàng và phòng công chứng để nhận lại hồ sơ gốc để đối chứng, kiểm tra nhưng cũng chỉ nhận được các bản photo của Khế ước nhận nợ và Hợp đồng cấp tín dụng ngắn hạn (Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất được anh Đạo trích xuất tại văn phòng công chứng). 

Khách hàng khẳng định chỉ ký Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tại Phòng công chứng vào ngày 20/7/2011, có chữ ký nháy của khách hàng. 

Khách hàng khẳng định chỉ ký Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất tại Phòng công chứng vào ngày 20/7/2011, có chữ ký nháy của khách hàng. 

Đặc biệt, khi tra cứu Mã số thuế của Công ty Thiên Thủy Tiên trên các website về doanh nghiệp, Công ty này được cấp giấy phép hoạt động từ ngày 05/07/2011 và đã dừng hoạt động từ ngày 31/10/2011, sau khi hợp đồng trên được ký kết. Tức là doanh nghiệp trên chỉ hoạt động 3 tháng? Điều vô lý là chẳng có lý do gì gia đình ông Nụ ở Quốc Oai lại đi thế chấp toàn bộ nhà cửa, tài sản để chuyển tiền cho một doanh nghiệp  lạ hoắc vừa mới thành lập ngoài Hà nội?

Công ty Thiên Thủy Tiên và Công ty Ngọc Lê Gia có tuổi thọ 3 tháng. 

Công ty Thiên Thủy Tiên và Công ty Ngọc Lê Gia có tuổi thọ 3 tháng. 

Tương tự đối với sự việc của ông Nguyễn Danh Bình mà Báo Nông nghiệp Việt Nam đã nêu. Sau khi ký hợp đồng vay vốn tại phòng công chứng, nhiều đối tượng đã đến tận nhà ông Bình và yêu cầu ông ký vào hợp đồng mua hàng của Công ty Ngọc Lê Gia với lý do để tiện cho việc giải ngân, việc này có sự chứng kiến của rất nhiều người là hàng xóm của ông Bình.

Công ty Ngọc Lê Gia được cấp giấy phép hoạt động vào ngày 06/07/2011 và dừng hoạt động vào ngày 07/10/2011.

Vậy mục đích của các công ty được lập ra để làm gì? Có phải để hợp thức hóa cho việc chiếm đoạt giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của khách hàng để rút tiền ngân hàng? Sau đó đẩy trách nhiệm trả nợ hàng tỷ đồng cho khách hàng?

Vừa qua, Anh Đỗ Danh Đạo, ông Nguyễn Danh Bình và bà Vương Thị Việt đã tiếp tục làm đơn gửi tới ngân hàng HD Bank yêu cầu cung cấp hồ sơ gốc do từ khi ký Hợp đồng tại văn phòng công chứng đến nay vẫn chưa nhận được các hồ sơ này. 

Quá trình trao đổi thông tin, chúng tôi đã đề nghị ngân hàng HD Bank tổ chức một buổi cung cấp hồ sơ gốc cho khách hàng có sự chứng kiến đưa tin của Báo Nông nghiệp Việt Nam nhưng đề nghị này bị HD Bank khước từ. 

Tra cứu thông tin các giao dịch thế chấp tài sản của ông Nụ, bà Hoa và ông Bình trên website của Cục đăng ký Quốc gia Giao dịch bảo đảm – Bộ Tư Pháp thì đều không thấy.

Trong khi đó, tại thời điểm các Hợp đồng này được ký kết, việc đăng ký giao dịch bảo đảm với cơ quan chức năng là bắt buộc đối với bên nhận bảo đảm, đặc biệt là đối với các tổ chức tín dụng. 

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.