| Hotline: 0983.970.780

Công nhận quần thể 53 cây di sản trong trụ sở nhà nước

Thứ Sáu 26/04/2024 , 20:30 (GMT+7)

Bình Dương Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam vừa tổ chức công nhận quần thể 53 cây di sản Việt Nam trong trụ sở thành phố Thủ Dầu Một.

Trụ sở thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương được ví như một khu rừng thu nhỏ, nơi đây có nhiều cây cổ thụ hơn 150 năm tuổi. Trong đó, quần thể 53 cây dầu rái, cây đa, cây sao đen, cây gõ và cây bồ đề có độ tuổi hơn 150 năm vừa được công nhận cây di sản Việt Nam.

Quần thể 53 cây dầu rái, cây đa, cây sao đen, cây gõ và cây bồ đề trong khuôn viên trụ sở thành phố Thủ Dầu Một vừa được công nhận cây di sản Việt Nam. Ảnh: Trần Phi.

Quần thể 53 cây dầu rái, cây đa, cây sao đen, cây gõ và cây bồ đề trong khuôn viên trụ sở thành phố Thủ Dầu Một vừa được công nhận cây di sản Việt Nam. Ảnh: Trần Phi.

Theo lãnh đạo thành phố Thủ Dầu Một, việc công nhận quần thể cây cổ thụ này tại khuôn viên trụ sở là quần thể cây di sản Việt Nam, có ý nghĩa rất quan trọng đối với nét đẹp về truyền thống văn hóa nơi đây.

Ông Võ Chí Thành, Phó Chủ tịch UBND thành phố Thủ Dầu Một khẳng định, cây cổ thụ được công nhận di sản đảm bảo mảng xanh đô thị. Qua đó, tuyên truyền, quảng bá những giá trị cây xanh, góp phần nâng cao tinh thần trách nhiệm bảo vệ môi trường, thiên nhiên. Đồng thời, là địa điểm cho tất cả cán bộ, người dân, các tổ chức đoàn thể, học sinh, sinh viên các trường trong thành phố Thủ Dầu Một học tập, thực tập, nghiên cứu khoa học.

Cán bộ công nhân viên chức thành phố Thủ Dầu Một tự hào bên cây di sản. Ảnh: Trần Phi.

Cán bộ công nhân viên chức thành phố Thủ Dầu Một tự hào bên cây di sản. Ảnh: Trần Phi.

Trước đó, Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã công nhận cây trôm trong khuôn viên Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương; cây cổ thụ kơ nia và cây đa của đình thần Tương Bình Hiệp là cây di sản Việt Nam.

Theo các tư liệu về hình ảnh và nhân chứng xác định cây trôm này khoảng 150 năm tuổi. Cây có chu vi thân chính 3,2m; chu vi gốc cây 5,2m; chiều cao khoảng 25m; đường kính tán khoảng 25m. Thân cây với bề mặt gồ ghề, sần sùi được bao bọc xung quanh bởi rất nhiều loại cây sống tầm gửi, cây có nhiều nhánh rất to. Cây trôm nằm sát bờ sông Sài Gòn nên phần rễ bám vào đất liền. Sau khi đường Bạch Đằng nối dài hoàn thành, cây trôm vẫn phát triển, xanh tốt và được các thế hệ thầy và trò, nhà trường chăm sóc và gìn giữ, bảo vệ.

Ông Lê Quang Lợi - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương cho biết, cây trôm gắn liền với sự hình thành và phát triển của nhà trường. Hơn một thế kỷ qua, cây trôm đã chứng kiến nhiều thăng trầm lịch sử của địa phương, các sự kiện văn hóa tín ngưỡng ở thành phố Thủ Dầu Một.

Cây trôm tại Trường Trung cấp Mỹ thuật Văn hóa Bình Dương vừa được công nhận là cây di sản. Ảnh: Trần Trung.

Cây trôm tại Trường Trung cấp Mỹ thuật Văn hóa Bình Dương vừa được công nhận là cây di sản. Ảnh: Trần Trung.

Cây trôm được các thế hệ thầy và trò chăm sóc, vẫn đang phát triển mạnh mẽ, xanh tươi. Nhìn rộng ra xung quanh, cây trôm là cây duy nhất có tán rộng, cao to trên đoạn đường Bạch Đằng nối dài. Cây trôm vì thế trở thành điểm nhấn nổi bật, được nhiều người dân đến chụp ảnh lưu niệm.

“Việc công nhận cây trôm trong khuôn viên Trường Trung cấp Mỹ thuật - Văn hóa Bình Dương là cây di sản Việt Nam có ý nghĩa về lịch sử, văn hóa và xã hội, đồng thời góp phần bảo tồn đa dạng sinh học, đa dạng loài cây, bảo vệ cảnh quan môi trường, tạo mảng xanh đô thị", thầy Lê Quang Lợi chia sẻ.

Tương tự, cây kơ nia 200 năm tuổi và cây đa 140 năm tuổi cùng nằm trong khuôn viên đình thần Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một cũng vừa được công nhận là cây di sản Việt Nam. Theo đó, cây kơ nia có đường kính thân cây 1,38m; chiều cao cây ước tính 37m. Cây đa có đường kính 9,6m tại vị trí ngang ngực; chiều cao cây khoảng 27m; có tán rộng từ 30 - 40m.

Ông Dương Thái Khanh - Bí thư Đảng ủy phường Tương Bình Hiệp, thành phố Thủ Dầu Một cho biết, đình Tương Bình Hiệp được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XIX. Đây là ngôi đình thờ vị tiến sĩ đầu tiên của vùng đất Nam bộ - Phan Thanh Giản. Các cây cổ thụ của đình thần như một minh chứng lịch sử qua hàng trăm năm biến đổi và phát triển của địa phương.

Ông Hồ Trúc Thanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Dương chia sẻ với phóng viên về cây di sản. Ảnh: Trần Phi.

Ông Hồ Trúc Thanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Dương chia sẻ với phóng viên về cây di sản. Ảnh: Trần Phi.

"Nhờ các thế hệ người dân chăm sóc và bảo vệ, các cây di sản vẫn phát triển tốt, tỏa bóng mát rất đẹp. Việc công nhận là cây di sản Việt Nam sẽ tạo thêm điểm nhấn để người dân, du khách đến tham quan, học tập và nghiên cứu khoa học. Đây sẽ là điểm đến lý tưởng đối với du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch hướng về cội nguồn. Qua đó, góp phần nâng cao ý thức bảo vệ rừng nói riêng và bảo vệ thiên nhiên nói chung", ông Hồ Trúc Thanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Dương cho biết thêm.

Xem thêm
Gần 6.400 hộ dân huyện Trạm Tấu ký cam kết bảo vệ rừng

YÊN BÁI Các vụ cháy rừng ở Trạm Tấu chủ yếu do bất cẩn của người dân khi xử lý thực bì bằng lửa, vì vậy việc đốt nương làm rẫy đang được quản lý chặt chẽ.

Trồng 33.000 cây xanh tại Vườn quốc gia Xuân Sơn

Các đơn vị trồng mới 33.000 cây, trong đó 3.000 cây bản địa (cây mỡ) và 30.000 cây keo tại vùng đệm của Vườn quốc gia Xuân Sơn.

Cứu hộ thành công cá thể gấu ngựa bị cụt chi trước

HÀ NỘI Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Kiểm lâm thành phố Hà Nội đã bàn giao 5 cá thể gấu cho Trung tâm Cứu hộ Gấu Việt Nam.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm