| Hotline: 0983.970.780

Công ty Minh Phú đặt ống chặn đường lấy nước nuôi tôm của các hộ dân

Thứ Sáu 25/10/2024 , 17:36 (GMT+7)

Kiên Giang Công ty Minh Phú thi công đường ống lấy nước mặn từ biển vào khu nuôi trồng thủy sản, đã gây ảnh hưởng lớn đến việc lấy nước nuôi tôm khiến người nuôi bức xúc.

Chặn đường cấp và thoát nước của dân

Hàng chục hộ dân nuôi tôm thâm canh, bán thâm canh và quảng canh tại khu vực ấp Ngã Tư, xã Dương Hòa, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang đã gửi đơn kiến nghị đến cơ quan chức năng, thể hiện sự búc xúc do doanh nghiệp thi công đường ống dẫn nước biển đã chặn đường lấy nước nuôi tôm của họ. 

Người dân bức xúc khi đường ống lớn dẫn nước biển do Công ty Minh Phú đầu tư trong quá trình thi công đã chặn đường lấy nước nuôi tôm của họ, gây ảnh hưởng đến sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.

Người dân bức xúc khi đường ống lớn dẫn nước biển do Công ty Minh Phú đầu tư trong quá trình thi công đã chặn đường lấy nước nuôi tôm của họ, gây ảnh hưởng đến sản xuất. Ảnh: Trung Chánh.

Đây là những hộ dân đầu tư nuôi tôm dọc theo tuyến Kênh 500, với tổng diện tích nuôi trồng khoảng 200ha. Ông Ngô Văn Lũ, hộ nuôi tôm ở đây cho biết, trước đây nhà nước quy hoạch nuôi tôm khu vực này, đã vận động bà con nông dân hiến đất đào Kênh 500 dẫn nước để phục vụ nuôi tôm. Mấy tháng nay, Công ty TNHH Công nghệ cao Minh Phú (Công ty Minh Phú) mướn đơn vị thi công thả đường ống đường kính khá lớn (khoảng 1m) xuống lòng kênh để tiến hành đặt âm đường ống. Sình nổi lên gây ô nhiễm nguồn nước, ảnh hưởng lớn đến việc lấy nước phục vụ nuôi tôm của các hộ dân nơi đây.

Theo phản ánh của những hộ dân nơi đây, ban đầu đường ống dài hàng ngàn mét được thả nổi trên mặt nước, nằm giữa dòng kênh nên không ảnh hưởng nhiều đến việc lấy nước. Tuy nhiên, sau đó đơn vị thi công đã bơm nước làm chìm đường ống và được kéo neo buộc sát bờ kênh (bên phía lộ bêtông). Từ đó, tuyến đường ống như con đê chắn toàn bộ đường cấp, thoát nước của các hộ nuôi tôm dọc theo tuyến đường này, khiến người dân rất bức xúc.

Ông Lưu Văn Nghiệp, có 6ha đất nuôi tôm cặp theo tuyến Kênh 500 bức xúc cho biết: “Gia đình tôi có 15 ao nuôi tôm, gồm 1 ao dèo tôm giống, 6 ao thả nuôi và 8 ao để lắng, cấp nước cho các ao nuôi. Nuôi tôm công nghiệp nguồn nước rất quan trọng, cần phải thay và cấp nước định kỳ, tránh ô nhiễm làm phát sinh dịch bệnh. Thế nhưng đường ống rất lớn này đã nằm chắn ngang ngay miệng cống lấy nước, khiến tôi không thể lấy nước nhiều ngày qua, vì bơm vào chỉ toàn là nước sình”.

Khắc phục ngay những bất cập

Trước những bức xúc và đơn kiến nghị của người dân, UBND huyện Kiên Lương đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, gồm: Phòng Kinh tế, Phòng Tài nguyên và Môi trường, phối hợp với UBND xã Dương Hòa và đại diện Công ty Minh Phú (chủ đầu tư), Công ty Hồng Long là đơn vị thi công có tổ chức buổi làm việc với các hộ dân nuôi tôm bị ảnh hưởng việc lấy nước do thi công đường ống (có 42 hộ dân ấp Ngã Tư và ấp Bãi Chà Và tham dư).

Đồng ống dẫn nước biển do Công ty Minh Phú đầu tư, trong quá trình thi công đã được neo buộc sát một bên bờ Kênh 500, giống như con đê chặn ngang đừng cấp, thoát nước của các hộ nuôi tôm nơi đây, gây bức xúc cho người dân. Ảnh: Trung Chánh.

Đồng ống dẫn nước biển do Công ty Minh Phú đầu tư, trong quá trình thi công đã được neo buộc sát một bên bờ Kênh 500, giống như con đê chặn ngang đừng cấp, thoát nước của các hộ nuôi tôm nơi đây, gây bức xúc cho người dân. Ảnh: Trung Chánh.

Theo đại diện Phòng Kinh tế huyện Kiên Lương, dự án đường ống lấy nước biển phục vụ nuôi tôm công nghiệp của Công ty Minh Phú được xem là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh. Ngoài tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển bền vững vùng nguyên liệu theo quy hoạch đã được duyệt, tỉnh Kiên Giang mong muốn doanh nghiệp đầu tư trước để rút kinh nghiệm, đánh giá hiệu quả. Qua đó, để kêu gọi đầu tư hoặc bằng ngân sách sẽ tiếp tục đầu tư cho nghề nuôi tôm công nghệ cao của huyện. Sau khi hình thành vùng nguyên liệu, sẽ tiếp tục phát triển các nhà máy chế biến sâu, sẽ giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của địa phương một cách bền vững.

Qua buổi làm việc, với sự giải thích của ngành chuyên môn, các hộ dân cơ bản đồng tình về ý nghĩa, mục đích việc xây dựng dự án này. Tuy nhiên, đề nghị đơn vị chủ đầu tư và đơn vị thì công cần có giải pháp sớm giải quyết những bất cập khi thi công đường ống này, nhất là việc ô nhiễm môi trường, đảm bảo việc lấy nước nuôi tôm của người dân.

Về giải pháp khắc phục, ông Lê Thanh Hưởng, Chủ tịch UBND huyện Kiên Lương cho biết, trước mắt yêu cầu Công ty Minh Phú gặp gỡ, có giải pháp khắc phục tạm thời như đưa đường ống vào giữa kênh và nạo vét những điểm lấy nước và xả thải đảm bảo thông suốt cho các hộ dân. Cử cán bộ các phòng chuyên môn xuống hiện trường gặp gỡ giữa các hộ nuôi tôm và đơn vị thi công, khắc phục ngay những bất cập nhằm đảm bảo việc lấy nước thả nuôi trong mùa vụ.

Huyện Kiên Lương tiếp tục ưu tiên quan tâm theo dõi và chỉ đạo các ngành chức năng và UBND xã Dương Hòa phối hợp với Công ty Minh Phú, khảo sát các hộ có khả năng bị ảnh hưởng bởi thi công đường ống, đảm bảo tối ưu nhất về thời điểm thi công, phương thức thi công. Tham vấn, hỗ trợ cho người dân đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân và doanh nghiệp. Sau khi đạt được sự đồng thuận thì họp dân công bố thời gian thi công, cam kết tiến độ thi công...

Xem thêm
Đổi đất sau 30 năm thành mất đất

Đổi đất không thông qua chính quyền, bà Nguyễn Thị Tới ở tổ 12, phường Tân Bình, TP Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình được 'chỉ' mảnh đất không có giấy tờ chứng minh...

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.