| Hotline: 0983.970.780

Cụ bà 94 tuổi vẫn nặng gánh mưu sinh

Thứ Tư 17/04/2019 , 16:08 (GMT+7)

Ở tuổi bà, nhiều người đã hoàn toàn lệ thuộc vào con cháu, nhưng bà vẫn còn lao động miệt mài, thật hiếm thấy.

Bà Hồ Thị Chước, hiện cư ngụ tại nhà số 233/39C, đường Nguyễn Văn Cừ, phường An Hòa, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ, năm nay tuy đã 94 tuổi nhưng ngày ngày bà vẫn nướng bánh kẹp mưu sinh.

Bà Hai “bánh kẹp” đang nướng bánh

Bà tâm sự: vì gia đình nghèo nên từ lúc còn nhỏ bà phải mua gánh bán bưng để giúp đỡ gia đình. Sau khi lấy chồng bà tiếp tục buôn bán, sau đó học nghề làm bánh kẹp và bán bánh kẹp từ đó cho đến bây giờ.

Bà cho biết người làm bánh kẹp phải trải qua nhiều công đoạn, từ xay bột, nạo dừa vắt nước cốt cho đến đánh bột với hột gà, công đoạn nào cũng đòi hỏi tỉ mỉ công phu. Trước đây tất cả các công đoạn đều làm bằng thủ công, nay nhờ có bột chợ nên đỡ vất vả.

Bà Hồ Thị Chước trong căn nhà chật hẹp

Để có được những chiếc bánh thơm ngon, giòn ngọt bà phải bắt tay vào làm từ 6 giờ sáng đến xế chiều, mỗi ngày trung bình từ 2 - 3 kg bột, lời bình quân mỗi ngày từ 50.000đ – 100.000đ. Trước đây bà bán với giá 1.000đ/cái, nay đường và bột đều lên giá nên buộc lòng phải lên giá 2.000đ/cái. Bà nói bán rẻ lời ít nhưng được cái người ta mua nhiều.

Bà cho biết bà có tất cả 4 người con, hai trai, hai gái, chồng đã qua đời cách nay 25 năm, gia đình túng thiếu nên bà phải bươn chải để đỡ gánh nặng cho các con. Tính đến nay, bà đã có gần 50 năm sống bằng nghề nướng bánh kẹp nên lúc nào bà cũng nặng lòng với nghề nầy.

Bánh kẹp nướng xong có người mua

Chị Nguyễn Thị Hồng Phượng, con dâu của bà chia sẻ: Má chồng tôi lúc nào cũng lui cui ở bếp lửa, đổ bột và nướng bánh. Ngày nào bận chuyện không nướng được bà cảm thấy buồn vời vợi.

Con cháu khuyên bà nghỉ bán, bà nói: “Ngày nào còn khỏe mạnh là ngày đó tui còn nướng. Có làm mới cảm thấy vui”.

Tuy tuổi cao, lưng còng, tay hơi run nhưng tinh thần bà vẫn minh mẫn và vui tính. Điểm bán của bà chỉ là một khoảng không gian nhỏ hẹp trước căn nhà cũ kỹ, chật chội nhưng lúc nào cũng có khách. 

Khách qua đường thấy bà lớn tuổi mà còn ngồi bên bếp lửa để nướng bánh ai cũng dừng chân lại, vừa thưởng thức bánh vừa ủng hộ bà. Mặc dù chỗ bán của bà không có bàn ghế, không có kệ, chỉ có cái lò than, cái khuôn bánh và vịm bột.

 

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm