| Hotline: 0983.970.780

Dành nhiều chính sách, chú trọng phát triển nuôi lươn

Thứ Sáu 27/08/2021 , 08:00 (GMT+7)

VĨNH LONG Mới đây nhất, Vĩnh Long đã dành nguồn kinh phí trên 3,4 tỉ đồng hỗ trợ phát triển vùng nuôi lươn thâm canh, liên kết sản xuất, tiêu thụ giai đoạn 2021 - 2023.

Đầu tư công nghệ, chuyên nghiệp hóa nghề nuôi lơn

Lươn là đối tượng nuôi thích hợp ở vùng ĐBSCL và dễ bán vì thịt ngon và bổ dưỡng. Tại tỉnh Vĩnh Long, nghề sản xuất lươn giống cũng xuất hiện nhiều địa phương. Toàn tỉnh có 25 hộ sản xuất giống, tập trung ở các huyện Tam Bình, Mang Thít, Long Hồ và TP Vĩnh Long với hơn 11,6 triệu lươn bột/năm.

Công ty Cổ phần Lươn công nghệ cao tại xã Tân Hạnh, huyện Long Hồ có diện tích 5 ha nuôi lươn. Năng lực sản xuất lên đến 2 triệu lươn giống và hàng tấn lươn thương phẩm mỗi tháng.

Ương lươn bột tại Công ty Cổ phần Lươn công nghệ cao tại xã Tân Hạnh (huyện Long Hồ, Vĩnh Long). Ảnh: Minh Đảm.

Ương lươn bột tại Công ty Cổ phần Lươn công nghệ cao tại xã Tân Hạnh (huyện Long Hồ, Vĩnh Long). Ảnh: Minh Đảm.

Ông Nguyễn Thanh Tân, Chủ tịch HĐQT công ty cho biết: Nghề nuôi lươn phát triển mạnh ở Vĩnh Long từ 7 - 8 năm nay, nhất là nuôi lươn không bùn, sản xuất lươn giống. Lươn giống tại Vĩnh Long không những cung cấp cho nhu cầu nội địa mà còn cung cấp cho nhiều địa phương tại ĐBSCL cũng như cả nước. Thậm chí, lươn giống còn được xuất qua Nhật Bản, Hàn Quốc.

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Thanh Tân, hiện bước đầu công ty đang thí điểm mô hình liên kết sản xuất với nông dân. Trong đó, công ty đầu tư con giống, chuyển giao khoa học kỹ thuật và bao tiêu, thu mua sản phẩm cho nông dân. Nếu thành công sẽ nhân rộng trong thời gian tới.

Để nghề nuôi lươn phát triển theo hướng chuyên nghiệp hơn, những năm qua, ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đã khảo nghiệm, chuyển giao nhiều mô hình nuôi lươn thương phẩm, nuôi lươn giống cho nông dân.

Năm 2010, Chi cục Thủy sản Vĩnh Long đã thực hiện dự án chuyển giao kỹ thuật sản xuất giống và phát triển mô hình nuôi lươn đồng bằng phương pháp sinh sản bán nhân tạo giai đoạn 2011 - 2013 cho 4 hộ tại 2 xã Mỹ Lộc, Mỹ Thạnh Trung (huyện Tam Bình). Đồng thời, xây dựng 24 mô hình nuôi lươn thương phẩm tại Tam Bình, giúp người nuôi lươn chủ động được nguồn giống đạt chất lượng.

Lươn là mặt hàng thủy sản dễ tiêu thụ, giá trị và nhu cầu ngày càng cao. Ảnh: Minh Đảm.

Lươn là mặt hàng thủy sản dễ tiêu thụ, giá trị và nhu cầu ngày càng cao. Ảnh: Minh Đảm.

Năm 2017, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long trình diễn mô hình nuôi lươn không bùn sử dụng thức ăn công nghiệp qua dự án Phát triển các mô hình nông nghiệp đô thị theo hướng ứng dụng kỹ thuật công nghệ cao đoạn 2017 - 2020.

Mô hình nuôi lươn không bùn sử dụng thức ăn công nghiệp có nhiều lợi thế hơn kiểu nuôi truyền thống. Nuôi lươn không bùn giảm khoảng 30% chi phí đầu tư do quản lý tốt dịch bệnh, lươn lớn nhanh, năng suất cao hơn so với nuôi truyền thống.

Mô hình đã giúp người dân nắm bắt kỹ thuật, đạt kết quả tốt. Hiện nay, nông dân nhiều nơi trong tỉnh đã nuôi lươn theo kiểu mới này. Tuy số hộ nuôi chưa nhiều, nhưng bước đầu đã mang lại hiệu quả khả quan.

Thêm nhiều cơ chế, chính sách nuôi lươn

Năm 2019, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Vĩnh Long tiếp tục triển khai dự án Hỗ trợ xây dựng vùng nuôi lươn thâm canh theo hướng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ giai đoạn 2019 - 2020 với 64 điểm mô hình với diện tích 896 m2.

Qua tổng kết đánh giá, mô hình đạt kết quả khá tốt, tỉ lệ sống 85%, trọng lượng lúc thu hoạch 150 - 300 g/con, sản lượng thu hoạch 29 - 36 kg/m2 với giá bán 180.000 đ/kg lươn thương phẩm, tỷ suất lợi nhuận chiếm khoảng 30 - 45%.

Dự án bước đầu hình thành chuỗi khép kín trong chăn nuôi lươn từ cơ sở vệ tinh cung cấp con giống - người nuôi - cơ sở cung cấp thức ăn, tiêu thụ lươn thương phẩm - chuyển giao khoa học kỹ thuật.

Mới đây, UBND tỉnh Vĩnh Long đã tiếp tục ban hành quyết định phê duyệt dự án Hỗ trợ phát triển vùng nuôi lươn thâm canh an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất và tiêu thụ tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2021 - 2023.

Tỉnh Vĩnh Long đang tích cực hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật phát triển nghề nuôi lươn. Ảnh: Minh Đảm.

Tỉnh Vĩnh Long đang tích cực hỗ trợ chuyển giao khoa học kỹ thuật phát triển nghề nuôi lươn. Ảnh: Minh Đảm.

Dự án triển khai tại 42 xã của 6 huyện, thành phố trong tỉnh. Dự kiến thành lập 9 nhóm (tổ hợp tác) liên kết nuôi lươn an toàn thực phẩm (ATTP) có ký kết hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với cơ sở thu mua và 84 điểm mô hình nuôi lươn với diện tích 840 m2 (mỗi hộ 1 mô hình), tăng 20 hộ. Tổng kinh phí dự án 3,465 tỉ đồng theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Theo đó, ngân sách hỗ trợ cho hộ tham gia dự án 100% kinh phí tập huấn hướng dẫn nông dân vùng dự án áp dụng các tiến bộ kỹ thuật thực hiện mô hình và chuyển giao khoa học kỹ thuật và hỗ trợ 50% chi phí con giống và thức ăn. Mỗi hộ tham gia dự án sẽ được hỗ trợ đầu tư một điểm với diện tích bể nuôi 10 m2, mật độ lươn giống nuôi 250 con/m2. Dự án còn xây dựng mô hình liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ. Trong 9 nhóm liên kết sản xuất, mỗi nhóm có 7 hộ chăn nuôi lươn.

Dự án kỳ vọng, hiệu quả kinh tế cho một mô hình nuôi lươn 10 m2 với quy mô 2.500 con lợi nhuận sẽ là 9,315 triệu đồng. Tổng lợi nhuận 84 điểm mô hình là hơn 782 triệu đồng.

Ông Trương Vĩnh Yên, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ Kỹ thuật nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long Chúng kỳ vọng, ngoài hiệu quả về kinh tế, dự án trên nếu thực hiện thành công sẽ mang lại hiệu quả thiết thực hơn nữa. Nhất là giúp tổ chức liên kết trong nuôi thủy sản nhằm đem lại lợi ích cho các hộ nuôi trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Đồng thời, xây dựng vùng sản xuất hàng hóa tập trung, nâng cao chất lượng, số lượng, giá cả để cung cấp sản phẩm an toàn thực phẩm cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Tạo nên thương hiệu sản phẩm lươn an toàn thực phẩm, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp địa phương theo hướng bền vững.

Xem thêm
Bộ đội Biên phòng vận động chủ tàu đánh số tạm thời với tàu cá '3 không'

Bà Rịa - Vũng Tàu Trong ngày 9 và 10/4, Đồn Biên phòng Bình Châu đã tổ chức tuyên truyền về phòng, chống khai thác IUU cho các ngư dân trên địa bàn.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm