| Hotline: 0983.970.780

ĐBSCL: Xây dựng thành công mô hình liên kết tôm - lúa và tôm - rừng

Thứ Bảy 22/10/2022 , 08:52 (GMT+7)

Sóc Trăng Tỉnh Sóc Trăng xây dựng mô hình thí điểm tôm - lúa và tỉnh Cà Mau có mô hình tôm - rừng được đánh giá thành công bước đầu.

HTX Nông Ngư Hòa Đê thu hoạch tôm tại mô hình thí điểm liên kết hợp tác. Ảnh: Hữu Đức.

HTX Nông Ngư Hòa Đê thu hoạch tôm tại mô hình thí điểm liên kết hợp tác. Ảnh: Hữu Đức.

Ngày 21/10, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp Sở NN-PTNT Sóc Trăng tổ chức hội nghị sơ kết mô hình liên kết, hợp tác trong ngành tôm.

Sau khi đánh giá hiện trạng liên kết, hợp tác trong sản xuất ngành tôm nước lợ và đề xuất các giải pháp phát triển hoạt động liên kết hợp tác, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia cùng các đơn vị liên quan và địa phương xây dựng thí điểm thành công 2 chuỗi liên kết trong nuôi tôm nước lợ. Qua đó, góp phần thực hiện thành công Quyết định 79/QĐ-TTg (ngày 18/1/2018) của của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch hành động quốc gia phát triển ngành tôm Việt Nam.

Theo kế hoạch đến năm 2025, tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm tôm hàng năm đạt 10 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu tôm nước lợ đạt 8,4 tỷ USD. Để đạt được mục tiêu trên, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sẽ phát triển ngành tôm theo quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao tạo ra khối lượng sản phẩm lớn có chất lượng cao (đạt chứng nhận uy tín như tôm sinh thái, hữu cơ, GAP).

Cụ thể ngành tôm phát triển các mô hình hợp tác, liên kết dựa trên tổ chức các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, phân tán thành các tổ hợp tác, hợp tác xã, chi hội nghề nghiệp. Qua đó tạo ra các vùng sản xuất nguyên liệu lớn, tập trung, làm đầu mối liên kết với các doanh nghiệp cung ứng vật tư đầu vào và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị, giảm bớt các khâu trung gian.

ĐBSCL là vùng trọng điểm có lợi thế về điều kiện tự nhiên, về nuôi tôm nước lợ của cả nước, tương ứng chiếm trên 90% diện tích và 80% sản lượng. Vùng nuôi tôm nước lợ phân bố dọc theo 8 tỉnh ven biển với sự đa dạng về các hình thức canh tác như nuôi chuyên canh (quảng canh cải tiến, bán thâm canh, thâm canh và gân đây là mô hình siêu thâm canh) hay nuôi kết hợp (tôm - lúa và tôm - rừng).

Tuy nhiên, thực trạng ngành tôm hiện vẫn chưa phát huy được hết những tiềm năng và lợi thế. Cùng với hạn chế về nguồn lực tài chính, biến đổi khí hậu là một trong những nguyên nhân khiến cho mối liên kết và quan hệ hợp tác giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị tôm còn rời rạc, lỏng lẻo và không hiệu quả. Qua đó ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sản phẩm và truy xuất nguồn gốc, làm giảm sức cạnh tranh của sản phẩm tôm Việt Nam.

Ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu tại Hội nghị Sơ kết. Ảnh: Hữu Đức.

Ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phát biểu tại Hội nghị Sơ kết. Ảnh: Hữu Đức.

Theo nhiệm vụ “Xây dựng mô hình liên kết, hợp tác sản xuất trong ngành tôm thuộc đề án tổng thể phát triển ngành công nghiệp tôm nước lợ Việt Nam đến năm 2030”, được Bộ NN-PTNT phê duyệt, thời gian thực hiện từ năm 2022-2024.

Trong năm đầu tiên 2022, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia thực hiện điều tra, đánh giá các mối liên kết ngang, liên kết dọc theo các phương thức nuôi tôm nước lợ (tôm - lúa, tôm - rừng). Xây dựng các giải pháp tổ chức, quản lý liên kết sản xuất tôm - lúa, tôm - rừng. Sơ kết quá trình xây dựng thí điểm một mô hình sản xuất theo hình thức liên kết ở 2 phương thức nuôi tôm nước lợ khác nhau (tôm - lúa, tôm - rừng) tại 2 tỉnh Sóc Trăng và Cà Mau.

Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã xây dựng các giải pháp tổ chức, quản lý liên kết theo chuỗi giá trị tôm. Mô hình liên kết 6 nhà, gồm: nhà quản lý - nhà khoa học -  người nuôi - nhà cung ứng giống, thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản - cơ sở thu gom - cơ sở chế biến. Đồng thời, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia tổ chức tập huấn cho các cơ sở, hỗ trợ chuyển giao kỹ thuật mới, áp dụng quy trình kỹ thuật và quản lý chất lượng theo chuỗi. Thực hiện chuyển giao công nghệ, mỗi tỉnh đào tạo tập huấn 6 kỹ thuật viên kỹ thuật và hỗ trợ tư vấn các cơ sở thực hiện theo VietGAP.

HTX Nông Ngư Hoà Đê, xã Hoà Tú 1, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng có 53 thành viên với 63 ha đất sản xuất nông nghiệp, phương thức sản xuất chủ yếu là nuôi trồng thuỷ sản và canh tác lúa theo mô hình luân canh tôm - lúa. Ông Mã Văn Hồng, Giám đốc HTX Hoà Đê, cho biết: Trong quá trình thực hiện mô hình thí điểm liên kết, HTX chủ động một số hoạt động như hỗ trợ cung ứng tôm giống, tổ chức thu mua sản phẩm thuỷ sản và phụ phẩm trong hoạt động nuôi trồng thuỷ sản. Cụ thể như tôm sú, tôm thẻ, cá rô phi, cá mè trắng… chế biến thành những sản phẩm giá trị gia tăng để cung ứng ra thị trường.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Bí kíp nuôi công an toàn dịch bệnh tại các khu du lịch sinh thái

Hải Phòng Công hiện được nuôi làm cảnh tại nhiều khu du lịch sinh thái, do hằng ngày công tiếp xúc nhiều với khách du lịch nên công tác phòng chống dịch bệnh vô cùng quan trọng.

Dư địa lớn để Sơn La sản xuất nông nghiệp công nghệ cao

Với trên 210 nghìn ha trồng trọt, tỉnh Sơn La mới chỉ có hơn 51ha trồng rau trong nhà màng công nghệ cao, chiếm 0,02% tổng diện tích.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.