| Hotline: 0983.970.780

Sóc Trăng: Diện tích thả nuôi tôm nước lợ đạt 53.000 ha

Thứ Bảy 08/01/2022 , 14:10 (GMT+7)

Sóc Trăng Sóc Trăng có diện tích nuôi trồng thủy sản trong năm 2021 trên 76.500 ha, trong đó diện tích nuôi tôm nước lợ đạt 53.000 ha.

Diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2021 tỉnh Sóc Trăng đạt 53.000 ha. Ảnh: Trọng Linh.

Diện tích nuôi tôm nước lợ năm 2021 tỉnh Sóc Trăng đạt 53.000 ha. Ảnh: Trọng Linh.

Xuất khẩu thủy sản đạt trên 1 tỷ USD 

Theo tổng kết của Ngành NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng, diện tích thả nuôi thủy sản các loại cả năm là 76.530 ha, đạt trên 103% kế hoạch, tăng 0,34% so cùng kỳ năm trước. Trong đó, diện tích thả nuôi tôm nước lợ trong năm đạt 53.000 ha, vượt gần 4% kế hoạch, tăng gấp 2,5% so với cùng kỳ. Trong đó, tôm thẻ chân trắng là 40.000 ha và tôm sú là 13.000 ha.

Tổng sản lượng thủy hải sản của tỉnh Sóc Trăng ước đạt 337.400 tấn, vượt 4,46% so với kế hoạch, tăng 4,04% so với cùng kỳ. Đặc biệt, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của cả năm 2021 đạt trên 1 tỷ USD, tăng 28%. 

Những doanh nghiệp đóng góp lớn trong lĩnh vực nuôi trồng và xuất khẩu tôm của Sóc Trăng là Công ty Cổ phần Thủy sản sạch Việt Nam, Công ty TNHH Khánh Sủng, Công ty TNHH Tài Kim Anh, Công ty TNHH Kim Anh, Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta, Công ty Cổ phần Thủy sản Sóc Trăng, Công ty Cổ phần Chế biến thủy sản Út Xi…   

Tổng sản lượng thủy hải sản của tỉnh Sóc Trăng ước đạt 337.400 tấn. Ảnh: Trọng Linh.

Tổng sản lượng thủy hải sản của tỉnh Sóc Trăng ước đạt 337.400 tấn. Ảnh: Trọng Linh.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật giảm rủi ro cho tôm nuôi

Ông Huỳnh Ngọc Nhã, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Tỷ lệ tôm bị thiệt năm 2021 là rất thấp, khoảng 6%, giảm 2% so với năm trước. Đây là một tín hiệu khả quan cho thấy đã phát huy hiệu quả tốt công tác chỉ đạo sản xuất và phòng chống dịch bệnh trên tôm. Bên cạnh đó, những thay đổi trong kỹ thuật canh tác như thả tôm theo hình thức cuốn chiếu. Áp dụng các quy trình kỹ thuật tiến bộ, ứng dụng công nghệ, nâng cao năng suất, an toàn thực phẩm cũng đã góp phần tạo nên thành công vụ sản xuất năm 2021.

Theo ông Nhã, vấn đề cần quan tâm hiện nay là triển khai nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy sản xuất ngành tôm như: Đầu tư nghiên cứu con giống mới để phục vụ sản xuất. Thực hiện các mô hình nuôi tôm công nghệ cao, ứng dụng các công nghệ mới để bắt kịp sự phát triển của các nước sản xuất tôm lân cận. Ưu tiên đào tạo phát triển nguồn nhân lực đáp ứng không chỉ về kỹ thuật sản xuất mà còn về cơ khí trong nuôi tôm công nghệ cao. Hoàn thiện hệ thống giao thông kết nối giữa các vùng nuôi và các trục lộ chính để giảm giá thành sản xuất.

Ông Vương Quốc Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng, cho biết: Trong năm 2022 tiếp tục chỉ đạo ngành nông nghiệp thực hiện các giải pháp như xây dựng khung mùa vụ hợp lý cho từng vùng. Tăng cường công tác khuyến ngư, hướng dẫn người nuôi thực hiện quy trình kỹ thuật được tổng kết từ các mô hình nuôi tôm thành công.

Đồng thời, quản lý chặt 3 yếu tố đầu vào, sản xuất và đầu ra của con tôm. Tăng cường công tác quan trắc môi trường nước, đẩy nhanh cấp mã số vùng nuôi, ao nuôi phục vụ truy xuất nguồn gốc. Tiếp tục đào tạo nguồn nhân lực phục vụ vùng nuôi. Đặc biệt là diễn biến dịch bệnh trên tôm kịp thời báo cáo về Sở NN-PTNT để hướng dẫn người dân khắc phục.

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.