| Hotline: 0983.970.780

Dịch tả lợn Châu Phi uy hiếp vùng chăn nuôi nông hộ lớn

Chủ Nhật 20/08/2023 , 09:57 (GMT+7)

HÀ TĨNH Sau thời gian dài nằm trong vùng an toàn, mới đây dịch tả lợn Châu Phi xuất hiện, uy hiếp người chăn nuôi trên địa bàn huyện Cẩm Xuyên.

Dịch tả lợn Châu Phi đang uy hiếp địa phương có tỷ lệ chăn nuôi lợn nông hộ lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: TN.

Dịch tả lợn Châu Phi đang uy hiếp địa phương có tỷ lệ chăn nuôi lợn nông hộ lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh. Ảnh: TN.

Ngày 6/8 vừa qua, bà Trần Thị Bình, trú thôn Na Trung, xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên phát hiện đàn lợn 19/38 con có dấu hiệu bỏ ăn, sau đó chết.

Ngay sau đó bà trình báo lên chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn, tổ chức lấy mẫu xét nghiệm và xác định vật nuôi bị dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP). Đến ngày 15/8, dịch bệnh đã lây lan ra 6 hộ/4 thôn, gồm: Xuân Lâu, Na Trung, Mỹ Thành, Cẩm Đồng, với 44 con lợn nhiễm bệnh.

Theo ông Trần Văn Sơn, Phó Chủ tịch UBND xã Cẩm Thạch, sau khi xuất hiện DTLCP xã đã sử dụng 1 tấn vôi bột, 60 lít hóa chất tiêu độc khử trùng tại các hộ dân ghi nhận dịch. Các hoạt động mua bán, vận chuyển lợn tại địa bàn có dịch cũng được tăng cường kiểm soát.

“Qua khảo sát, các hộ xuất hiện dịch bệnh trước đó có người mua lợn con vào ra hỏi han và trả giá. Đây có thể là nguyên nhân làm dịch bệnh lây lan, mang nguồn bệnh từ lợn ốm sang lợn khỏe. Ngoài ra, do thời tiết chuyển mùa từ nắng nóng kéo dài sang thu có các trận mưa rào đột ngột khiến sức đề kháng vật nuôi giảm, dễ lây bệnh”, ông Sơn nhận định về nguyên nhân bùng phát DTLCP.

Sau xã Cẩm Thạch, DTLCP cũng xuất hiện tại hộ bà Nguyễn Thị Lan, ở thôn Trung Đông, xã Cẩm Dương với 1 con lợn nái bị nhiễm bệnh. Toàn bộ số lợn nhiễm bệnh này cơ quan chức năng đã phối hợp hộ chăn nuôi đã tiêu hủy, thực hiện cấp bách các giải pháp để bao vây, dập dịch.

Phó Chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên, Lê Ngọc Hà cho biết, do đặc thù là huyện có tổng đàn lợn chăn nuôi nông hộ lớn nhất toàn tỉnh nên khi xuất hiện dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, công tác phòng chống dịch gặp rất nhiều khó khăn.

“Chúng tôi đã ban hành văn bản về việc tập trung thực hiện các biện pháp phòng chống bệnh DTLCP trên địa bàn. Thời điểm này, giá thịt lợn trên thị trường bắt đầu tăng cao, người dân có thể bán chạy lợn bị ốm, dẫn đến nguy cơ lây lan dịch bệnh và mất an toàn vệ sinh thực phẩm nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Mặt khác, người dân tái đàn lớn, có thể mang mầm bệnh từ nơi khác về trên địa bàn nên công tác phòng, chống dịch phải được tập trung quyết liệt. Huyện đang tăng cường kiểm tra hoạt động vận chuyển, giết mổ, buôn bán... để xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm”, ông Hà nói.

Hình ảnh đàn lợn bị DTLCP của bà Trần Thị Bình, xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên trước khi bị đưa đi tiêu hủy. Ảnh: TN.

Hình ảnh đàn lợn bị DTLCP của bà Trần Thị Bình, xã Cẩm Thạch, huyện Cẩm Xuyên trước khi bị đưa đi tiêu hủy. Ảnh: TN.

Cảnh báo về diễn biến DTLCP thời gian tới, ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Trưởng phòng Phụ trách Phòng Quản lý thú y (Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh) nhấn mạnh, tổng đàn lợn của Hà Tĩnh hiện nay tương đối lớn (khoảng 400.000 con), mật độ chăn nuôi dày nên nguy cơ xảy ra dịch bệnh ở quy mô nông hộ là rất cao, bởi người dân chưa thực hiện đúng các biện pháp chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học.

Hơn nữa, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh không xảy ra đợt DTLCP lớn nên người dân có tâm lý chủ quan. Một số địa phương công tác chăn nuôi, thú y chưa được chú trọng vì thiếu cán bộ có chuyên môn nên khi dịch bệnh xảy ra khó bố trí kế hoạch phòng chống phù hợp”.

Để ngăn chặn dịch lây lan diện rộng, Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Tĩnh khuyến cáo chính quyền cấp huyện, xã cần tăng cường các biện pháp thông tin, tuyên truyền về tình hình, diễn biến dịch bệnh, nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi hộ, cơ sở chăn nuôi, người hành nghề buôn bán, giết mổ để chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch bệnh.

Hướng dẫn người chăn nuôi áp dụng biện pháp an toàn sinh học, không tăng đàn, tái đàn khi chưa đảm bảo các điều kiện an toàn, báo cáo kịp thời khi phát hiện lợn ốm, chết không rõ nguyên nhân, không tự điều trị và bán chạy lợn bệnh.

Bố trí cán bộ chuyên môn bám sát cơ sở để hướng dẫn, giám sát chặt chẽ tình hình chăn nuôi trên địa bàn; lấy mẫu chẩn đoán, xét nghiệm, xử lý kịp thời đối với lợn mắc bệnh theo đúng quy định.

Đặc biệt, các địa phương cũng cần đảm bảo tiến độ, đạt chất lượng quá trình tiêm phòng đợt 2/2023 đối với gia súc, gia cầm vào tháng 9 tới. Rà soát danh sách các trang trại, hộ chăn nuôi có nhu cầu để thực hiện tốt việc tiêm thử nghiệm vacxin dịch tả lợn Châu Phi khi có hướng dẫn từ Bộ NN-PTNT, chỉ đạo của UBND tỉnh.

Xem thêm
'Bão' giá lợn càn quét: [Bài 4] Nông hộ 'hụt hơi', doanh nghiệp chiếm sân chơi

Khi nhiều hộ chăn nuôi lợn nhỏ lẻ 'hụt hơi', chỉ riêng năm 2024, Bình Định thu hút 7-8 dự án chăn nuôi lợn, quy mô mỗi dự án từ 24.000-36.000 con lợn thịt/lứa

Tương lai sáng dâu tằm tơ miền núi phía Bắc [Bài 3]: Hồi sinh sau thiên tai

YÊN BÁI Vựa dâu tằm tại các huyện Trấn Yên, Văn Yên đang tiếp tục nhân rộng diện tích, đổi mới kỹ thuật chăn nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị kén tằm.

Không để hết tiền là hết dự án

Nhìn từ dự án tăng cường chuỗi cây trồng an toàn phối hợp cùng JICA, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia gợi mở một số điểm khi xây dựng mô hình sắp tới.

Doanh nghiệp là hạt nhân phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Ninh Thuận Những năm qua, với nhiều chính sách ưu đãi cùng khí hậu rất thích hợp phát triển nông nghiệp công nghệ cao nên hàng loạt doanh nghiệp đã đầu tư vào tỉnh Ninh Thuận.

Doanh nghiệp mong Nghị quyết 57 sớm đi vào cuộc sống

Trong lĩnh vực nông nghiệp, Nghị quyết 57 được kỳ vọng là cầu nối giữa doanh nghiệp và các cơ quan nghiên cứu nhà nước, càng triển khai sớm càng đem lại hiệu quả cao.

Cuốn sổ nợ 'ghi' nỗi buồn người nuôi tôm hạ nguồn sông Sa Lung

Ngành chức năng khuyến cáo chưa nên thả tôm giống vào thời điểm này. Nhưng tôm giống ương dèo đã gần 1 tháng nay, người nuôi tôm Vĩnh Sơn đang rất băn khoăn.

Bàn giao hơn 15.000 cây giống phục hồi rừng

TP. HUẾ Hơn 15.000 cây giống sẽ được trồng để làm giàu rừng bản địa và rừng ngập mặn, qua đó nâng cao nhận thức của người dân trong việc vệ môi trường, bảo vệ rừng.