| Hotline: 0983.970.780

Đưa 'cây tỷ đô' vào danh mục cây trồng mũi nhọn ở Tây Nguyên

Thứ Ba 07/04/2015 , 06:15 (GMT+7)

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên vừa có báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ về việc đề xuất nghiên cứu để bổ sung cây mắc ca vào nhóm cây trồng chiến lược mới cần được ưu tiên phát triển./ Phát triển 'cây tỷ đô': Thận trọng!

Đây được xem là động thái tiếp theo của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên sau hội thảo về “Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên” được tổ chức tại TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đầu tháng 2 vừa qua.

Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, hiện cả vùng Tây Nguyên có một số cây trồng chủ lực như cà phê, cao su, hồ tiêu... nhưng hầu hết các loại cây trồng này đã phát triển đến mức đạt ngưỡng.

Thời gian gần đây, trên cơ sở nghiên cứu khoa học và thông qua thử nghiệm, cây mắc ca đang là loại cây trồng mở ra một triển vọng mới để phát triển kinh tế vùng Tây Nguyên.

Ban Chỉ đạo Tây Nguyên đề xuất Chính phủ đưa cây mắc ca vào danh mục cây trồng mũi nhọn cần ưu tiên phát triển ở các tỉnh Tây Nguyên.

Báo cáo đề xuất của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên nêu rõ: “Đánh giá bước đầu của các hộ trồng cây mắc ca cũng như kết quả thực nghiệm tại các mô hình khuyến nông thời gian qua cho thấy, loại cây này có thể phát triển tốt tại các tỉnh Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông..., đem lại hiệu quả kinh tế bước đầu cho người dân và góp phần vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh Tây Nguyên theo tiêu chí nhanh, bền vững”.

Hiện toàn vùng Tây Nguyên chỉ mới có gần 2.500 ha cây mắc ca; trong đó, Lâm Đồng chiếm 960 ha, Đắk Lắk 800 ha, Đắk Nông 600 ha, Gia Lai 80 ha và Kon Tum 50 ha. Riêng tại Lâm Đồng, theo số liệu của Sở NN-PTNT, trong số 960 ha mắc ca hiện có thì đã có 70 ha cho thu hoạch với năng suất từ 4 - 10kg hạt/cây.

Lãnh đạo Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết: “Đến nay có thể khẳng định, mắc ca là loại cây trồng có thể phát triển được trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, là loại cây mang lại hiệu quả kinh tế khá so với nhiều loại cây trồng khác, kể cả cây cà phê và chè - hai loại cây công nghiệp dài ngày mang tính chiến lược của Lâm Đồng”.

Cũng theo Sở NN-PTNT, Lâm Đồng hội đủ các điều kiện để đưa cây mắc ca trở thành cây khai thác quả mang lại lợi ích kinh tế đáng kể và đồng thời là cây chắn gió cần thiết trên diện tích khoảng 76.000 ha cà phê và chè (trong đó có 52.000 ha cà phê) bằng cách trồng xen trong các vườn cà phê và chè hiện có.

“Việc trồng xen này không ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng cà phê và chè hiện có; thậm chí, nó còn là cây chắn gió rất tốt cho vườn cà phê và vườn chè” - lãnh đạo Sở NN-PTNT Lâm Đồng cho biết.

Xem thêm
Mừng, lo vụ hoa tết

TP.HCM Trải qua vụ hoa khó khăn do thời tiết bất thuận, đến ngày xuất bán, nông dân các làng hoa ở TP.HCM lại thấp thỏm vì khách đến mua hàng nhưng thiếu xe vận chuyển.

Làng nghề sản xuất bột gạo Sa Đéc rộn ràng mùa Tết

Đồng Tháp TP Sa Đéc có hơn 180 hộ, cơ sở và doanh nghiệp, với hơn 2.000 lao động tham gia sản xuất bột và các sản phẩm sau bột.

Agribank Tây Nam bộ tặng quà Tết cho các hoàn cảnh khó khăn

ĐBSCL Các chi nhánh Agribank khu vực Tây Nam bộ đang tích cực trao những phần quà Tết thiết thực, ý nghĩa đến tận tay các hoàn cảnh khó khăn trước thềm năm mới.

Bình luận mới nhất