| Hotline: 0983.970.780

Hà Nội: Tìm bị hại trong vụ án lừa đảo kinh doanh chứng khoán

Thứ Ba 22/08/2023 , 10:38 (GMT+7)

Công an Hà Nội đang tìm bị hại trong vụ án lừa đảo kinh doanh chứng khoán giai đoạn 2022-2023 xảy ra tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố trên cả nước.

Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP. Hà Nội thông tin tìm bị hại liên quan đến vụ án lừa đảo kinh doanh chứng khoán. Ảnh minh họa. 

Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP. Hà Nội thông tin tìm bị hại liên quan đến vụ án lừa đảo kinh doanh chứng khoán. Ảnh minh họa. 

Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an TP. Hà Nội đang điều tra vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán giai đoạn 2022-2023 trên địa bàn các tỉnh, thành phố trên toàn quốc.

Đồng thời thông tin tìm bị hại bị chiếm đoạt tiền với phương thức thủ đoạn sau thì liên hệ với Phòng Cảnh sát hình sự, Công an TP. Hà Nội địa chỉ tại số 90 Nguyễn Du, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội.  

Cụ thể, qua điều tra, các đối tượng đã điều hành 6 trang web: ZenoMarkets.com, Londonex.com, CHMarkets.com, TradeTime.com, LPLtrade.com, DexInvesting.com; cùng 8 tài khoản ngân hàng gồm: Tài khoản số: 317228 mang tên Công ty TNHH ROWNA, tài khoản số 231366 mang tên Công ty TNHH Audrey mở tại Ngân hàng ACB; các tài khoản số: 1029417421 mang tên Công ty TNHH AMBROSE, số 1031327764 mang tên Công ty TNHH Tư vấn DVA, số 1030943887 mang tên Công ty TNHH UNI VN, số 1031477119 mang tên Công ty TNHH SYSNET VN, số 1020442030 mang tên Công ty CP 9PAY, tài khoản số 1031476369 mang tên Công ty TNHH SODIAL VN đều mở tại Ngân hàng Vietcombank.

Trên danh nghĩa của Công ty TNHH INVESTO, Công ty TNHH USIN VN, Công ty TNHH TANHI, các đối tượng đã tuyển dụng nhân viên (các nhân viên này không có kiến thức về cổ phiếu, chứng khoán), đăng ký thành lập và sử dụng danh nghĩa của các công ty khác nhau để thuê văn phòng hoạt động phạm tội.

Cơ quan điều tra đánh giá, các nhân viên thuộc bộ phận kinh doanh và chăm sóc khách hàng giữ vai trò trực tiếp thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Các nhân viên được các đối tượng đào tạo sử dụng mạng xã hội Zalo, Telegram, ứng dụng Zoiper,… để tiếp xúc tạo niềm tin với khách hàng, cung cấp các thông tin sai lệch để khách hàng tin tưởng chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng gắn với phòng giao dịch.

Thủ đoạn được các đối tượng sử dụng, đó là để khách hàng chơi ít, nhiều lần và rút được tiền, sau đó hướng dẫn, gạ khách hàng nâng vốn, chốt các mã lời cao. Trong đó, nhân viên của các công ty trên sẽ giả là người hỗ trợ lãi, tặng các tài khoản Bonus lớn để khách tin tưởng, tạo nhóm và cho các đối tượng giả dạng tương tác để truyền cảm hứng,…

Khi tài khoản bị ‘cháy’ thì báo khôi phục tài khoản nhưng nếu muốn lấy lại tiền thì phải tiếp tục nạp tiền và tiếp diễn thủ đoạn này cho đến khi khách hàng không còn khả năng nạp tiền. Khi đó, các đối tượng chặn liên lạc và chiếm đoạt số tiền mà khách hàng đã chuyển.

Xem thêm
Cơ quan chức năng của Hải Phòng ở đâu khi lưới bẫy chim giăng khắp nơi?

Hễ vào mùa chim di trú là lưới lại giăng khắp các vùng quê của TP Hải Phòng để rồi chim trở thành nguồn thực phẩm cung cấp cho các nhà hàng đặc sản.

Vụ chuyến bay giải cứu: Người nước mắt ăn năn, kẻ tự hào dù sai phạm

Sáng ngày 25/12, phiên tòa xét xử sơ thẩm giai đoạn 2 vụ án 'chuyến bay giải cứu' tiếp tục diễn ra tại Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội với phần tranh tụng.