| Hotline: 0983.970.780

Hàng trăm tấn tôm hùm xuất sang Trung Quốc mỗi ngày

Thứ Ba 10/01/2023 , 16:20 (GMT+7)

Từ khi Trung Quốc mở cửa hoạt động xuất khẩu tôm hùm sang thị trường này diễn ra sôi động, mỗi ngày có cả trăm tấn được thu mua tiêu thụ.

Ecác

Hiện nhiều thương lái đẩy mạnh thu mua tôm hùm phục vụ thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: KS.

Anh Nguyễn Trọng Bình, Giám đốc Công ty TNHH Hải sản Bình Thơm, chuyên thu mua tôm hùm xuất sang thị trường Trung Quốc, ở TP. Cam Ranh (Khánh Hòa), cho biết, Trung Quốc mở cửa đã giúp việc xuất khẩu nông thủy sản, trong đó có mặt hàng tôm hùm sống sang thị trường này diễn ra sôi động trong 2 ngày nay. Đặc biệt, do gần tết Nguyên đán nên nhu cầu tiêu tăng cao, các doanh nghiệp nhận nhiều đơn đặt hàng từ Trung Quốc, từ đó đẩy mạnh thu mua tôm hùm để cung ứng.

Theo anh Nguyễn Trọng Bình, trước ngày 8/1, khi Trung Quốc chưa mở cửa, việc tiêu thụ tôm hùm diễn ra rất chậm, giá thu mua tại bè chỉ dao động từ 680.000 - 700.000 đồng/kg loại 3 con/kg (tôm xanh). Tuy nhiên, mấy ngày gần đây, giá tôm thu mua liên tục điều chỉnh tăng và đến sáng 9/1 ở mức 800.000 đồng/kg (loại 3 con/kg). Đối với tôm hùm bông hiện cũng lên 1,2 triệu đồng/kg, tăng khoảng 150.000 đồng/kg so với mấy ngày trước.

Để đáp ứng các đơn hàng từ Trung Quốc, hiện Công ty TNHH Hải sản Bình Thơm đẩy mạnh thu mua tôm hùm cho người nuôi ở khu vực TP. Cam Ranh. Riêng doanh nghiệp này mỗi ngày thu mua xuất đi từ 5-6 tấn. Tuy nhiên, cũng theo anh Nguyễn Trọng Bình, qua nắm bắt tại 2 tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, nơi tập trung chủ lực nuôi tôm hùm, các doanh nghiệp thu mua mỗi ngày xuất đi khoảng 100 tấn.

Empty

Empty

“Hiện nay việc xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Trung Quốc, trong đó có tôm hùm rất thuận lợi. Phía Trung Quốc cho hàng hóa thông quan bình thường, không kiểm tra cũng như test Covid-19”, Giám đốc Công ty TNHH Hải sản Bình Thơm chia sẻ.

Ghi nhận tại xã Cam Bình, TP. Cam Ranh được mệnh danh “thủ phủ” nuôi tôm hùm xanh ở tỉnh Khánh Hòa trong 2 ngày nay, thương lái nườm nượp cho ghe qua các đảo Bình Ba, Bình Hưng thu mua tôm hùm.

Theo anh Nguyễn Ngọc Huy, một người nuôi tôm cũng là thương lái thu mua tôm hùm ở xã Cam Bình, cho biết, riêng ở đảo Bình Ba hiện mỗi ngày có từ 6 - 7 ghe thu mua tôm của người nuôi. Trung bình mỗi ghe thu mua khoảng 1,5 tấn tôm thương phẩm.

Empty

Người nuôi đảo Bình Ba, xã Cam Bình thu hoạch tôm hùm. Ảnh: KS.

Tuy nhiên tại đảo Bình Ba, giá tôm thu mua chỉ 780 ngàn đồng/kg, thấp hơn ở vùng gần bờ khoảng 20 ngàn đồng/kg, do tính chi phí vận chuyển. Theo người nuôi tôm hùm ở xã Cam Bình, việc Trung Quốc ‘mở cửa’ trở lại nhập khẩu hàng hóa vào dịp này khiến người nuôi tôm hùm rất phấn khởi, bởi sản phẩm được đẩy mạnh thu mua.

Anh Nguyễn Văn Hậu, một người tôm hùm ở Bình Ba Đông, xã Cam Bình cho biết, với giá thu mua hiện nay rất nhiều người nuôi trên địa bàn xuất bán tôm. Tuy nhiên hiện có người đã bán được, có người chưa do cùng xuất bán đồng loạt. Vì vậy nhiều người phải đợi thương lái sắp xếp lịch ra bè bắt tôm.

Empty

Giá tôm hùm đã được thương lái thu mua nhích lên hằng ngày. Ảnh: KS.

Như gia đình anh Hậu hiện còn 20 lồng tôm hùm phải đợi đến ngày 23-25 âm lịch mới xuất bán. Tuy nhiên anh cho biết thêm, với giá tôm hùm hiện 700.000 - 800.000 đồng/kg, người nuôi thu hoạch sẽ không có lợi nhiều. Bởi năm nay việc đầu tư con giống và thức ăn tăng cao lên đến 60-65 triệu/lồng (mỗi lồng 500 con), chưa kể công bỏ ra chăm sóc. Trong khi tỷ lệ nuôi tôm bị hao hụt cũng khá lớn từ 20-30%.

Liên quan vấn đề này, ông Lâm Anh Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Bình xác nhận và cho biết mấy năm trước, với giá tôm hùm xanh khoảng 780.000 đồng/kg, người nuôi xuất bán sẽ lãi khá. Tuy nhiên năm nay, giá giống tôm xanh thả cao, trung bình từ 47.000 - 55.000 đồng/con, thậm chí lên đến trên 60.000 đồng/con, cộng với giá mồi (thức ăn) cho tôm cũng tăng gấp đôi, dao động từ 80.000 - 140.000 đồng/10kg. Do đó, bà con xuất bán thời điểm này may ra huề vốn hoặc lãi chút ít.

Ông Nguyễn Ân, Chủ tịch UBND xã Cam Bình cho biết, toàn xã có hơn 400 bè, với 15.000 lồng, chủ yếu nuôi tôm hùm xanh, với tổng sản lượng khoảng 300 tấn/năm. Tuy nhiên năm nay sản lượng tôm thu hoạch ước đạt khoảng 350 tấn.

Xem thêm
Cà Mau: Cua chết bất thường trên diện rộng

Tình trạng cua chết xảy ra ở nhiều địa phương khiến chất lượng và sản lượng cua thương phẩm sụt giảm, nông dân lao đao.

Hải Phòng phát hiện hơn 100 tàu cá mất kết nối VMS trong 4 tháng

Những trường hợp tàu cá bị phát hiện mất kết nối, nếu không khắc phục kịp thời, cơ quan chức năng thành phố Hải Phòng đều xử lý nghiêm.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Ruốc biển xuất hiện dày đặc, ngư dân thu tiền triệu mỗi ngày

QUẢNG NGÃI Sau vài giờ ra khơi đánh bắt, các tàu thuyền trở về với hàng tạ ruốc, mang lại thu nhập tiền triệu mỗi ngày cho ngư dân ở vùng biển Quảng Ngãi.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm