| Hotline: 0983.970.780

Hậu 11/9: Lý do EU trở thành mục tiêu mới của quân khủng bố?

Thứ Bảy 11/09/2021 , 10:21 (GMT+7)

Nạn khủng bố gia tăng ở EU kể từ sau ngày 11/9 là do liên kết yếu ớt của lục địa già cùng với năng lực tình báo rất khác nhau giữa 27 quốc gia.

Người dân Anh đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân tại quảng trường ở trung tâm thành phố Manchester, sau vụ tấn công liều chết tại một buổi hòa nhạc khiến hơn 20 người chết và nhiều người khác bị thương vào ngày 24 tháng 5 năm 2017. Ảnh: AP

Người dân Anh đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân tại quảng trường ở trung tâm thành phố Manchester, sau vụ tấn công liều chết tại một buổi hòa nhạc khiến hơn 20 người chết và nhiều người khác bị thương vào ngày 24 tháng 5 năm 2017. Ảnh: AP

Trong 20 năm kể từ khi xảy ra vụ tấn công khủng bố tồi tệ ngày 11 tháng 9 năm 2001 ở Mỹ, một lực lượng hỗn hợp các phần tử cực đoan “cây nhà lá vườn” đã biến châu Âu (EU) thành mục tiêu chính cho các cuộc thánh chiến.

Theo đó, cuộc sống của cộng đồng người dân ở lục địa già đã và đang bị biến đổi bởi hàng loạt biến cố, với hàng trăm người thiệt mạng và hàng nghìn người bị thương dưới bàn tay của các phần tử Hồi giáo cực đoan trong những vừa qua.

Các chuyên gia phân tích cho biết, kể từ ngày 11/9, châu Âu đã chứng kiến ​​nhiều cuộc tấn công của các phần tử thánh chiến trên lãnh thổ của mình nhiều hơn ở Mỹ. Tại sao? Và dưới đây là một trong số rất nhiều lý do khác nhau.

“Trong vòng hơn một thập kỷ qua, những gì chúng ta chứng kiến ở Tây Âu là một cuộc vận động thánh chiến chưa từng có”, Fernando Reinares, giám đốc chương trình Bạo lực cực đoan và Khủng bố Toàn cầu tại Viện Hoàng gia Elcano ở Madrid (Tây Ban Nha) nói.

Bằng chứng của điều đó theo ông Reinares, không chỉ là các vụ đánh bom, đâm xe và tấn cống bằng dao đâm xảy ra nhiều ở Tây Âu trong thời gian gần đây, mà còn là hàng chục nghìn người Hồi giáo ở châu Âu cảm thấy rằng họ bị buộc phải tham gia các nhóm khủng bố nổi dậy trong các cuộc chiến gần đây ở Syria và Iraq.

Peter Neumann, giáo sư về an ninh tại Đại học Hoàng gia London cho rằng: “Thường luôn có một cảm giác xa lạ và thất vọng (để) các chiến binh thánh chiến bám vào”.

Mặc dù xã hội Tây Âu đã phải vật lộn để hòa nhập những cộng đồng người Hồi giáo vào xã hội chính thống nhưng rất nhiều người vẫn bị thiệt thòi và cảm thấy bị tước quyền, và một số nuôi dưỡng mầm mống bất bình đối với chính các quốc gia nơi họ đang sinh sống.

Mặc dù xã hội Tây Âu đã phải vật lộn để hòa nhập những cộng đồng người Hồi giáo vào xã hội chính thống nhưng rất nhiều người vẫn bị thiệt thòi và cảm thấy bị tước quyền, và một số nuôi dưỡng mầm mống bất bình đối với chính các quốc gia nơi họ đang sinh sống.

Ông Neumann hiện là cố vấn hàng đầu về chính sách an ninh cho ứng cử viên Armin Laschet trong chiến dịch tranh cử đang diễn ra ở Đức cho biết: “Điều đó không giống như ở Hoa Kỳ, nơi mà người Hồi giáo Mỹ ít thù địch hơn với đất nước của họ so với người Hồi giáo châu Âu, và họ hòa nhập tốt hơn nhiều".

Và bằng chứng là trong những năm gần đây, trong bối cảnh ảnh hưởng ngày càng tăng của các cuộc tuyên truyền và hứa hẹn của các nhóm Nhà nước Hồi giáo, những người lính trở về từ chiến trường Syria và Iraq đã cảm thấy “có cảm hứng” để nhắm mục tiêu vào nước nhà của họ ở châu Âu, cũng như gieo rắc cảnh báo cho các chính phủ.

Olivier Guitta, giám đốc điều hành của GlobalStrat, một công ty tư vấn rủi ro và an ninh quốc tế tại London, cho biết: “Vụ tấn công khủng bố ở Mỹ diễn ra vào thời điểm chuyển giao thế kỷ (11/9/2001) như là ‘giải thưởng lớn cho al-Qaida’, chứ không phải châu Âu. Tuy nhiên khi Washington tăng cường an ninh sau biến cố bi thảm đó thì al-Qaida đã chuyển sang săn lùng các mục tiêu dễ dàng hơn. Và tại châu Âu, tổ chức này đã tăng cường tuyển dụng mạng lưới những người ủng hộ trong các cộng đồng Hồi giáo để thực hiện các cuộc tấn công khủng bố”.

Người dân tụ tập để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ đánh bom tàu ​​điện ngầm ở Brussels vào ngày 23 tháng 3 năm 2016. Ảnh: AFP

Người dân tụ tập để tưởng nhớ các nạn nhân của vụ đánh bom tàu ​​điện ngầm ở Brussels vào ngày 23 tháng 3 năm 2016. Ảnh: AFP

Hậu quả là chiến lược đó đã mang lại một số cột mốc quan trọng. Năm 2004, các vụ đánh bom xe lửa ở Madrid đã giết chết 193 người và hơn 2.000 người bị thương. Một năm sau đó, các vụ đánh bom liều chết ở London nhằm vào hệ thống giao thông công cộng khiến 52 người thiệt mạng và hơn 700 người bị thương.

Tiếp sau đó, nhóm Nhà nước Hồi giáo tuyên bố nhận trách nhiệm về một loạt vụ tấn công đẫm máu, bao gồm một vụ khủng bố ở Paris vào năm 2015 khiến 130 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương- vụ bạo lực đẫm máu nhất trong lịch sử nước Pháp kể từ Thế chiến thứ hai.

Năm 2016, một vụ đánh bom đinh đã xảy ra ở Brussels, giết chết 32 người và hơn 300 người bị thương. Cuối năm đó, một chiếc xe tải lao vào đám đông ở thành phố Nice của Pháp, khiến 86 người thiệt mạng và 434 người bị thương.

Một số nhà phân tích đã đổ lỗi rằng bạo lực là do các liên kết lỏng lẻo trong hệ thống phòng thủ của lục địa già, cộng với khả năng tình báo rất khác nhau giữa 27 quốc gia thành viên EU.

Daniel Benjamin, nguyên cố vấn chống khủng bố cấp cao của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, hiện là chủ tịch Học viện Mỹ ở Berlin, nói rằng rất khó có thể tránh khỏi những xung đột trong một tập hợp các quốc gia có quy mô và mức độ giàu có khác nhau, chưa kể đến hệ thống pháp luật.

Ông Guitta thì cho rằng, hợp tác chống khủng bố giữa các nước EU đã được cải thiện đáng kể kể từ vụ tấn công ở Paris năm 2015. Tuy nhiên chuyên gia Reinares dự đoán rằng, al-Qaida và các tổ chức Nhà nước Hồi giáo vẫn “sẽ cạnh tranh để thực hiện các cuộc tấn công lớn ở phương Tây, và EU phải đề phòng vì đây là mục tiêu dễ dàng hơn nhiều so với Bắc Mỹ hoặc Úc.

“Lục địa này nằm ở gần các căn cứ thánh chiến hơn và dễ dàng xâm nhập hơn. Ngoài ra việc đi lại xuyên biên giới giữa 26 quốc gia trong liên minh không có sự kiểm tra, nơi mà các tuyến đường di cư lên tới hàng chục nghìn người mỗi năm chính là những lỗ hổng an ninh lớn”, ông Reinares nói.

(AP)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.