| Hotline: 0983.970.780

Hiện đại hóa trong chăn nuôi: [Bài 2] Công nghệ giúp trang trại bò sữa bội thu

Thứ Hai 24/06/2024 , 07:22 (GMT+7)

BÌNH DƯƠNG Những thành công của Công ty Anova Agri Bình Dương đang tạo động lực cho ngành chăn nuôi địa phương chuyển dịch từ chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi hiện đại.

Bò sữa được nuôi bằng kỹ thuật tiên tiến, chi phí sản xuất sẽ thấp hơn, chất lượng sữa khai thác luôn ổn định ở mức cao hơn. Ảnh: Trần Phi.

Bò sữa được nuôi bằng kỹ thuật tiên tiến, chi phí sản xuất sẽ thấp hơn, chất lượng sữa khai thác luôn ổn định ở mức cao hơn. Ảnh: Trần Phi.

Tại xã Phước Sang, huyện Phú Giáo, trang trại bò sữa của Công ty Cổ phần Anova Agri Bình Dương đang ứng dụng nhiều công nghệ cao vào sản xuất như: Quản lý chăn nuôi được kiểm soát bằng phần mềm tiên tiến, ứng dụng cơ giới hóa chăn nuôi bò sữa... Qua đó, góp phần tăng năng suất, chất lượng sữa và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm.

Ông Nguyễn Thanh Trung - Tổng Giám đốc Công ty cho biết, trang trại có quy mô 470ha, được xây dựng năm 2013 với số vốn hơn 215 tỷ đồng. Công ty đang ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi bò sữa thông qua phần mềm quản lý đàn của châu Âu.

Công nghệ điều khiển khí hậu trong chuồng nuôi được công ty kiểm soát bởi máy đo và phần mềm quản lý, nhằm cân bằng nhiệt luôn ở một mức phù hợp. Công nghệ dinh dưỡng, và kiểm soát việc cho bò ăn được áp dụng phù hợp theo từng lứa tuổi và từng nhóm bò cụ thể.

Công ty cũng áp dụng công nghệ làm lạnh và bảo quản sữa tự động. Việc quản lý chất lượng sữa được thực hiện nhờ tự động điều chỉnh, hạ nhiệt độ của sữa xuống ở mức phù hợp, từ đó có thể giữ sữa tươi được nhiều ngày.

“Tất cả những công nghệ đang được áp dụng đều chạy bằng hệ thống quản lý phần mềm, hệ thống quản lý phần mềm này cũng đã được các chuyên gia nước ngoài nội địa hóa bằng tiếng Việt, phục vụ công tác chuyển giao cho nông dân sau này”, ông Trung thông tin.

Ngoài sử dụng phần mềm quản lý, việc áp dụng cơ giới hóa trong chăn nuôi cũng đã giúp trang trại bò sữa của Công ty Cổ phần Anova Agri Bình Dương, tiết kiệm được chi phí sản xuất, công lao động và nâng cao hiệu quả chăn nuôi. Đơn cử, máy vắt sữa rút ngắn thời gian vắt từ 10 - 12 phút/con/lần xuống còn 5 - 7 phút/con/lần vắt, tạo điều kiện tăng quy mô đàn, cũng như chất lượng sữa.

Việc quản lý chất lượng sữa được thực hiện nhờ tự động điều chỉnh, hạ nhiệt độ của sữa xuống ở mức phù hợp, từ đó có thể giữ sữa tươi được nhiều ngày. Ảnh: Trần Trung.

Việc quản lý chất lượng sữa được thực hiện nhờ tự động điều chỉnh, hạ nhiệt độ của sữa xuống ở mức phù hợp, từ đó có thể giữ sữa tươi được nhiều ngày. Ảnh: Trần Trung.

Thêm vào đó, việc ứng dụng cơ giới hóa còn giúp đơn vị chủ động trong quản lý quy trình khai thác sữa, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm tỷ lệ bò bị viêm vú. Qua đó, hạn chế khả năng lây nhiễm vi sinh từ môi trường vào sản phẩm sữa, bảo vệ tốt sức khỏe cho người chăn nuôi và người tiêu dùng qua việc khai thác sử dụng nguồn sữa trong môi trường chăn nuôi hợp vệ sinh. Đáp ứng được yêu cầu cung cấp sữa đúng thời gian của các đơn vị thu mua.

Hiện nay, lượng sữa tươi của Việt Nam đưa vào chế biến không không nhiều so với nhu cầu thị trường. Nhiều công ty sữa phải nhập thêm sữa khô, sữa bột từ các nước về. Vì vậy, sữa tươi vẫn đang có thị trường tốt.

Việc ứng dụng cơ giới hóa giúp đơn vị chủ động trong quản lý quy trình khai thác sữa, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm tỷ lệ bò bị viêm vú. Ảnh: Trần Phi.

Việc ứng dụng cơ giới hóa giúp đơn vị chủ động trong quản lý quy trình khai thác sữa, đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, giảm tỷ lệ bò bị viêm vú. Ảnh: Trần Phi.

Mặc khác, bò sữa nuôi bằng kỹ thuật tiên tiến, chi phí sản xuất sẽ thấp hơn, chất lượng sữa khai thác luôn ổn định ở mức cao hơn. Từ đó, giá thu mua sữa tươi nguyên liệu tại trại chăn nuôi công nghệ cao luôn cao hơn giá thu mua từ các hộ chăn nuôi thông thường. Hiện, tổng đàn bò sữa của công ty có trên 1.000 con, cung cấp ra thị trường 8 triệu lít sữa chất lượng cao mỗi năm.

Ông Trần Minh Đức, Trưởng Trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Phú Giáo cho biết, việc áp dụng công nghệ cao, chuyển đổi số vào mô hình chăn nuôi giúp giảm bớt thời gian và sức lực cho người lao động; nâng cao độ chính xác, vừa an toàn dịch bệnh là xu hướng tích cực của ngành chăn nuôi hiện nay. Những thành công của công ty Anova Agri Bình Dương đang tạo động lực cho ngành chăn nuôi địa phương chuyển dịch từ chăn nuôi theo truyền thống sang chăn nuôi hiện đại.

“Giá trị sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của huyện Phú Giáo, Bình Dương đến năm 2023 đạt 623 triệu đồng/ha/năm. Trong đó, quy mô chăn nuôi truyền thống, nhỏ lẻ chuyển sang chăn nuôi công nghệ cao và chuyển đổi số đã làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu chăn nuôi trên địa bàn”, ông Đức cho biết.

Xem thêm
Giám sát sức khỏe đàn vật nuôi thời điểm giao mùa

ĐBSCL Ngành chuyên môn khuyến cáo người dân chú trọng tiêm phòng vacxin đầy đủ cho vật nuôi để an toàn trong thời điểm giao mùa và dịp người chăn nuôi tăng đàn phục vụ Tết.

Thủ phủ hoa cúc miền Trung sẵn sàng cho thị trường Tết

Quảng Ngãi Năm nay thời tiết không có mưa lũ lớn nên các vườn hoa phát triển tốt. Người dân kỳ vọng sắp tới thị trường, giá cả ổn định để có một cái Tết đầm ấm.

Giống sắn HN1 năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá

Chi cục Trồng trọt và BVTV Bình Thuận triển khai 2 mô hình trồng giống sắn HN1 tại các huyện Đức Linh và Hàm Tân đều cho năng suất vượt trội, kháng bệnh khảm lá.