| Hotline: 0983.970.780

Huyền thoại về giống gà quý hiếm của Triều Tiên

Thứ Bảy 02/05/2020 , 20:42 (GMT+7)

Mùa hè năm 1898, đường phố Seoul tràn ngập những lời bàn tán xôn xao về một điều kỳ lạ kỳ lạ vừa xuất hiện - một con gà bốn chân mới nở.

Một chợ gia cầm và trứng ở Seoul những năm 1920. Ảnh: Robert Neff Collection

Một chợ gia cầm và trứng ở Seoul những năm 1920. Ảnh: Robert Neff Collection

Câu chuyện lạ ngay lập tức được các tờ báo địa phương tranh nhau đưa tin, nhưng nó cũng khiến cho nhiều người dân lo lắng coi đây là một điềm gở, báo hiệu về một ngày đen tối sắp đến.

Tờ The Independent, nhật báo tiếng Anh xuất bản tại Seoul lại dường như không mấy ấn tượng với tin này và cho rằng, chuyện gà bốn chân không có gì mới mẻ, bởi trước đó ở Gunsan năm 1896 cũng đã từng có rồi.

Tuy nhiên, có một câu chuyện có thật là vào năm 1898, ở vùng Buam-dong, một thợ săn đã giết chết một con con gà lôi trắng rất đẹp vốn là biểu tượng của "sự thịnh vượng" cho cả vương quốc và sau đó mang nó đến cung điện để chế biến những món ăn phục vụ hoàng gia.

Hay một chuyện bí ẩn khác cũng liên quan tới gà là vào năm 1904, tờ New York Times đã đưa tin về một giống gà ở Triều Tiên với bộ lông "cực kỳ đẹp" và chiếc đuôi dài mượt.

Giống gà đuôi dài di cư sang Nhật Bản hồi những năm 1910. Ảnh: Robert Neff Collection

Giống gà đuôi dài di cư sang Nhật Bản hồi những năm 1910. Ảnh: Robert Neff Collection

Theo bài báo: "Một con gà nhỡ đã có bộ lông đuôi dài từ 12 đến 15 feet (tương đương 4,57m) và không có nhà lai tạo nào lại nghĩ rằng một con gà có đuôi dài như vậy là điều bình thường”.

Tác giả bài viết cho biết: Việc gây giống loài gà quý hiếm này được bắt đầu ở Triều Tiên từ trước năm 1000 sau Công nguyên và trong nhiều thế kỷ, ngành công nghiệp chăn nuôi đã liên tục nhận được sự hỗ trợ của hoàng gia. Những thành tựu về nhân nuôi các giống tốt luôn được tôn vinh một cách đặc biệt.

"Kể từ đó nhiều gia đình ở Triều Tiên vẫn duy trì việc nuôi giống gà đuôi dài này. Và, một điều hoàn toàn tự nhiên chúng trở nên thuần thục một cách đáng kinh ngạc. Người ta đều cho rằng giống gà này có nguồn gốc hoang dã, nhưng không ai biết chính xác nó là giống gì".

Khoảng một thập kỷ sau, một tờ báo chuyên ngành của Mỹ công bố giống gà này vốn được một vị vua Triều Tiên truyền lại vào những năm 1600 bằng cách lai giống giữa một con gà lôi và một con chim hoang dã.

Kết quả là nhà vua đã trở thành người sở hữu độc quyền giống gà đuôi dài đặc hữu này và trong nhiều thế hệ tiếp theo, giống gà này được nuôi làm cảnh, như là loại thú cưng của hoàng gia.

Bài báo cũng cho biết, giống gà này thường được chăm sóc cẩn thận trong các khu vườn của cung điện Triều Tiên nhưng sau khi Nhật Bản sáp nhập bán đảo, chúng đã được phân bố rộng rãi nhiều nơi, thậm chí sang cả Hoa Kỳ.

Những xâu trứng bọc rơm bày bán ở Triều Tiên hồi những năm 1900s. Ảnh: Robert Neff Collection

Những xâu trứng bọc rơm bày bán ở Triều Tiên hồi những năm 1900s. Ảnh: Robert Neff Collection

Vào giữa những năm 1890, Frank G. Carpenter, một nhà báo Mỹ, đã viết: Trứng của giống gà này cũng được rất nhiều người quan tâm, kể cả du khách phương Tây xa xôi mỗi khi du lịch cũng tìm mọi cách ghé xem.

"Tôi nhớ là đã mua trứng gà được xếp chồng lên nhau bọc trong các nùn rơm ở Triều Tiên.  Mỗi cái có mười quả được xâu vào nhau được bán với giá ba xu”.

Cho đến cuối thế kỷ 19, trứng vẫn là món quà phổ biến từ cung điện cho tới các ngày nghỉ lễ lớn. Tuy nhiên không phải ai cũng chấp nhận những món quà này một cách dễ chịu. Vào cuối tháng 12 năm 1899, Horace N. Allen - Bộ trưởng Mỹ tại Triều Tiên đã than phiền với những đứa con của mình rằng, ông và mẹ của chúng sẽ đến Jemulpo (nay là Incheon) để "trốn khỏi những món quà trứng hàng trăm quả của người Triều Tiên nhân dịp năm mới”.

Xem thêm
5 giải pháp cho vụ hè thu đặc biệt khó khăn ở Nghệ An

Vụ hè thu năm nay của Nghệ An đang đứng trước những khó khăn lớn do thời tiết gây ra, nhất là nắng nóng, hạn hán.

Giá trị tiếng Việt kết nối cội nguồn người Việt khắp nơi

Giá trị tiếng Việt trong tâm hồn người Việt, một lần nữa được nhắc nhớ qua chương trình đặc biệt kỷ niệm Giỗ tổ Hùng Vương trên Nông nghiệp Radio tối nay (18/4).

Doveco - Lá cờ đầu trong lĩnh vực chế biến nông sản

Từ thành công của nhà máy tại Ninh Bình và Gia Lai, Công ty CP Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (Doveco) đã khai trương nhà máy thứ ba tại Sơn La vào tháng 5/2023.

Kênh đào Funan Techo Campuchia và bài học hợp tác khai thác sông Mê Kông

Sự quan ngại về kênh đào Funan Techo thể hiện qua phát biểu của một số chuyên gia tại cuộc họp ở Cần Thơ là cần thiết nhưng cần tránh phóng đại.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm