| Hotline: 0983.970.780

Kêu gọi doanh nghiệp đầu tư sản xuất thức ăn phục vụ nuôi biển

Thứ Năm 15/09/2022 , 08:43 (GMT+7)

Tỉnh Khánh Hòa kêu gọi doanh nghiệp đồng hành với tỉnh trong việc hỗ trợ, liên kết, đầu tư sản xuất ra các sản phẩm thức ăn phục vụ nuôi biển công nghiệp.

Tại hội thảo thực trạng và giải pháp về dinh dưỡng, thức ăn trong nuôi biển công nghiệp Việt Nam do Bộ NN-PTNT tổ chức tại TP Cam Ranh (Khánh Hòa) vào sáng 15/9, ông Đinh Văn Thiệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh này, cho biết, Khánh Hòa có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển nuôi biển, vì có bờ biển dài 385 km với 200 hòn đảo lớn nhỏ, nhiều đầm eo vịnh kín gió.

ông Đinh Văn Thiệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất thức ăn phục vụ nuôi biển công nghiệp. Ảnh: Bảo Thắng.

ông Đinh Văn Thiệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa kêu gọi các doanh nghiệp đầu tư sản xuất thức ăn phục vụ nuôi biển công nghiệp. Ảnh: Bảo Thắng.

“Theo nghiên cứu đánh giá của Viện Nuôi trồng Thuỷ sản – Trường Đại học Nha Trang thì Khánh Hoà cùng với Quảng Ninh và Kiên Giang là 3 địa phương có tiềm năng, lợi thế để phát triển nuôi biển ở Việt Nam”, ông Đinh Văn Thiệu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chia sẻ và cho biết, mặc dù thời gian qua phát triển nuôi biển trên địa bàn tỉnh đã thu được những kết quả nhất định, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế ở các vùng nông thôn ven biển, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống của nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và đảm bao an ninh vùng ven biển, đóng góp lớn vào công cuộc bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Thế những nuôi biển trên địa bàn còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch chi tiết, điều kiện cơ sở hạ tầng còn hạn chế, trình độ kỹ thuật sản xuất của người dân chưa đáp ứng yêu cầu; việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ nuôi biển còn nhiều hạn chế, chậm, dàn trải, thiếu đồng bộ.

 Một số vùng nuôi nằm chồng lấn, xung đột với các ngành kinh tế khác, đặc biệt là du lịch. Khoa học công nghệ trong sản xuất giống còn hạn chế, công nghệ sản xuất chưa chủ động hoàn toàn, con giống sản xuất ra chưa đáp ứng được nhu cầu nuôi thương phẩm. Công nghệ nuôi và hệ thống lồng bè thích ứng với biến đổi khí hậu chưa phát triển. Một số đối tượng nuôi chưa có quy trình chuẩn hoặc chưa được nghiên cứu thử nghiệm. Nuôi biển hiện nay chủ yếu sử dụng cá tạp, dễ gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh trong nuôi biển chưa được kiểm soát. Nuôi biển có vốn đầu tư lớn, thời gian nuôi dài nên sự tham gia của các doanh nghiệp lớn còn hạn chế...

Trước thực trạng trên, hiện nay UBND tỉnh Khánh Hòa đang tập trung chỉ đạo triển khai xây dựng Đề án phát triển nuôi biển công nghệ cao tại Khánh Hòa, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm phát triển nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh theo phương thức nuôi công nghiệp, hiện đại, quy mô lớn, đem lại hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái, thích ứng với biến đổi khí hậu. Hình thành vùng nuôi biển xa bờ vừa đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội, vừa góp phần đảm bảo an ninh quốc phòng.

Khánh Hòa kêu gọi các doanh nghiệp đồng hành với tỉnh trong việc hỗ trợ, liên kết, đầu tư sản xuất ra các sản phẩm thức ăn phục vụ nuôi biển công nghiệp. Ảnh: Kim Sơ.

Khánh Hòa kêu gọi các doanh nghiệp đồng hành với tỉnh trong việc hỗ trợ, liên kết, đầu tư sản xuất ra các sản phẩm thức ăn phục vụ nuôi biển công nghiệp. Ảnh: Kim Sơ.

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa, với định hướng như thế, việc nghiên cứu các giải pháp dinh dưỡng và thức ăn trong nuôi biển công nghiệp cao sẽ góp phần vào định hướng phát triển nuôi biển của tỉnh.

Do đó, qua hội thảo tỉnh Khánh Hòa kêu gọi các doanh nghiệp đồng hành với tỉnh trong việc hỗ trợ, liên kết, đầu tư sản xuất ra các sản phẩm thức ăn phục vụ nuôi biển công nghiệp đảm bảo giá trị về công nghệ, chất lượng vừa mang lại lợi ích kinh tế cho chính các hộ nuôi nuôi trồng thủy sản, doanh nghiệp, vừa góp phần vào sự phát triển kinh tế của cả tỉnh.

Xem thêm
Khó bố trí quỹ đất di dời cơ sở chăn nuôi

SƠN LA Trên địa bàn Sơn La, một số cơ sở chăn nuôi quy mô nông hộ chưa đảm bảo vệ sinh môi trường, công tác quy hoạch vùng chưa gắn định hướng phát triển lâu dài.

Tiêm phòng vacxin dại tập trung mang lại nhiều lợi ích

TÂY NINH Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh tiếp tục tiêm ngừa dại cho đàn chó, mèo theo hình thức tập trung tại 9 huyện, thị xã, thành phố nhằm kiểm soát bệnh dại hiệu quả.

Lãi tiền tỷ nhờ cây mận 'nhà giàu'

Sóc Trăng Một nông dân ở Cù Lao Dung lãi hơn 1 tỷ đồng mỗi năm, nhờ trồng giống mận (doi) hồng MST trái to, giòn, ngọt và ít nước.

Tương lai sáng dâu tằm tơ miền núi phía Bắc: [Bài 5] Nghiên cứu giống tằm mới

Để ngành tằm tơ chiếm lĩnh thị trường cần quy hoạch vùng nguyên liệu, nghiên cứu lai tạo các giống dâu, tằm mới, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật chăn nuôi, chế biến.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Tưới nhỏ giọt để ứng phó nguy cơ cạn kiệt nước ngầm

SÓC TRĂNG Trước nguy cơ nguồn nước ngầm suy giảm, nông dân Vĩnh Châu muốn chuyển đổi sang phương pháp tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước, giảm chi phí và nâng cao năng suất cây trồng.

Kiểm tra đột xuất về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng

THÁI NGUYÊN Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên giao Sở Nông nghiệp và Môi trường tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất về an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng.