| Hotline: 0983.970.780

Khánh thành khu dân cư cho người dân vùng sạt lở Trà Leng

Thứ Năm 29/04/2021 , 19:42 (GMT+7)

Khu dân cư mới được hoàn thành sẽ tạo điều kiện cho người dân bị thiệt hại do sạt lở ở Trà Leng sớm ổn định cuộc sống và yên tâm sản xuất.

Khu dân cư Bằng La xây dựng cho người dân bị mất nhà cửa do thiên tai vào năm 2020 được hoàn thành sau 5 tháng kể từ thời điểm khởi công. Ảnh: L.K.

Khu dân cư Bằng La xây dựng cho người dân bị mất nhà cửa do thiên tai vào năm 2020 được hoàn thành sau 5 tháng kể từ thời điểm khởi công. Ảnh: L.K.

Ngày 29/4, tại xã Trà Leng (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam) đã diễn ra lễ khánh thành khu dân cư Bằng La, đây là khu dân cư được xây dựng cho những hộ dân bị mất nhà cửa do sạt lở núi và lũ quét vào cuối năm 2020.

Ông Trần Duy Dũng, Chủ tịch UBND huyện Nam Trà My cho biết, cơn bão số 9 và 10 vào năm 2020 đã khiến địa phương bị thiệt hại nặng nề. Toàn huyện có 19 người chết, 13 người mất tích, 33 người bị thương, 79 nhà bị sập đổ hoàn toàn chủ yếu tại Nóc ông Đề và làng Tắk Pát.

Trước hậu quả này, ngay sau đó, huyện đã chỉ đạo các ngành chuyên môn, phối hợp với xã Trà Leng khảo sát, tìm kiếm các vị trí an toàn để xây dựng khu tái định cư, giúp người dân sớm ổn định cuộc sống.

Qua khảo sát cũng như tham khảo thêm ý kiến của các vị già làng, người có kinh nghiệm tại địa phương và các nhà chuyên môn, huyện đã quyết định lựa chọn vị trí gần UBND xã Trà Leng để xây dựng khu tái định cư và đặt tên là Khu dân cư Bằng La. Theo quan niệm của đồng bào nơi đây, tên gọi Bằng La mang ý nghĩa về một ngôi làng bằng phẳng, không lo sạt lở, bên dòng sông La hiền hòa.

Ông Nguyễn Đức Hải, Phó chủ tích Quốc hội (thứ 5 từ trái qua) cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cắt băng khánh thành khu dân cư Bằng La. Ảnh: L.K.

Ông Nguyễn Đức Hải, Phó chủ tích Quốc hội (thứ 5 từ trái qua) cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Nam cắt băng khánh thành khu dân cư Bằng La. Ảnh: L.K.

Vị trí này có diện tích 6ha, dự kiến sẽ phân ra thành 81 lô. Trước mắt bố trí đất và xây dựng nhà cho 39 hộ bị sạt lở nhà hoàn toàn. Về sau, địa phương sẽ tiếp tục thực hiện di dời các hộ ở vùng nguy cơ sạt lở cao. Diện tích còn lại là đất dự trữ và các công trình công cộng.

Được biết, diện tích mỗi nhà xây dựng cho bà con là 50,4m2 theo mô hình nhà sàn truyền thống của đồng bào các dân tộc huyện Nam Trà My, giá trị mỗi căn nhà 150 triệu đồng, tổng giá trị 39 căn là 5,8 tỉ đồng.

“Bên cạnh việc hỗ trợ làm nhà, huyện đã triển khai đầu tư đồng bộ đường giao thông nội bộ khu dân cư tổng chiều dài 920m; đầu tư hệ thống cấp nước sinh hoạt; hệ thống cấp điện cho các hộ dân với tổng kinh phí đầu tư trên 14 tỉ đồng để đảm bảo điều kiện sống và sinh hoạt cho bà con”, ông Dũng nói.

Chị Đỗ Thị Kim Phương (41 tuổi, một người dân vừa chuyển về nhà mới) chia sẻ: “Bão lũ khiến nhà tôi và nhiều người khác trong vùng bị cuốn trôi, vùi lấp. Mấy tháng qua phải ở trong nhà tạm, cuộc sống và sinh hoạt bất tiện. Bây giờ được chính quyền hỗ trợ xây dựng cho nhà mới, bà con chúng tôi ai cũng mừng lắm”.

Có mặt tại buổi lễ, Ông Nguyễn Đức Hải, Phó chủ tịch Quốc Hội chia sẻ đau thương, mất mát với bà người dân khi hứng phải hứng chịu thiệt hại của thiên tai, đồng thời động viên bà con về khu dân cư sớm vượt qua nỗi đau để ổn định cuộc sống, sản xuất.

Ông Hải cũng đề nghị chính quyền tỉnh, huyện cần quan tâm, hỗ trợ các điều kiện phục vụ sản xuất cho người dân như bố trí đất sản xuất, lồng ghép hỗ trợ về sinh kế cây trồng, con vật nuôi, đẩy mạnh di dời, sắp xếp lại các khu dân cư.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Điện Biên đưa cửa khẩu thành mũi nhọn phát triển kinh tế

Mường Nhé bây giờ vẫn là một trong những huyện nghèo, chậm phát triển bậc nhất trong cả nước, nhưng người Mường Nhé không thể chấp nhận điều ấy trong 10, 20 năm nữa.