| Hotline: 0983.970.780

Khổ sở vì ô nhiễm nước thải chế biến hải sản

Thứ Năm 03/04/2014 , 08:14 (GMT+7)

Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, ruồi nhặng đen kịt, làm cho người dân rất khó sống, có hộ phải bỏ nhà đi nơi khác.

Đã hơn 10 năm nay, người dân sống ven tuyến kênh 31 nằm trên địa bàn phường An Hòa, TP Rạch Giá (Kiên Giang) phải chịu cảnh ô nhiễm môi trường trầm trọng do nước thải, chất thải từ các cơ sở chế biến hải sản thải ra, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sức khỏe của hơn 100 hộ dân.

Kênh 31 có chiều dài hơn 1.500 m đi qua địa bàn các Khu phố 4, Khu phố 6, phường An Hòa, TP Rạch Giá, con kênh này đã hình thành hàng chục năm nay.

Trước đây kênh chỉ phục vụ tưới tiêu, sản xuất nông nghiệp và dân sinh của người dân.

Thế nhưng từ khi các cơ sở chế biến hải sản mọc lên tự phát, bao nhiêu chất thải, nước thải của các cơ sở này trực tiếp đổ ra con kênh đã nhanh chóng gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.

Vào thời gian này, khi thời tiết khí hậu nóng - khô thất thường thì tình trạng ô nhiễm càng nặng nề hơn, mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, ruồi nhặng đen kịt, làm cho người dân rất khó sống, có hộ phải bỏ nhà đi nơi khác.

15-13-33_h-6 15-13-33_h-8

Ông Nguyễn Đức Tài, người dân phường An Hòa, TP Rạch Giá bức xúc: Cứ mỗi lần họp là kiến nghị, mấy cơ sở xẻ cá, khô mực ở đây thải trực tiếp nước ra đường, nước chảy xuống dòng kênh gây ô nhiễm, hôi thối.

Vì vậy yêu cầu chính quyền và ngành môi trường của tỉnh cần sớm giải quyết sao cho môi trường trở lại trong sạch...

Được biết, từ một vài cơ sở chế biến hải sản mọc lên ban đầu, nay có gần chục cơ sở tiếp tục “nở ra”, nhanh chóng biến con kênh trở nên ô nhiễm nặng nề hơn và theo thời gian nó càng bị bồi lắng, phải “gồng mình hứng chịu” lượng lớn chất thải, nước thải độc hại trực tiếp thải ra, làm con kênh tắc nghẽn dần.

Qua ghi nhận của chúng tôi, ô nhiễm môi trường sống ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bà con, gây ra các loại bệnh về hô hấp, đường ruột…

Bên cạnh đó còn làm cho phần lớn diện tích đất sản xuất nông nghiệp xung quanh biến thành đất chết, không thể trồng trọt được.

Kênh 31 đang kêu cứu bởi hàng ngày, hàng giờ vẫn tiếp tục hứng chịu lượng chất thải, nước thải từ các cơ sở chế biến hải sản đổ ra.

Để giải quyết khó khăn trước mắt của người dân, không còn cách nào khác là chính quyền địa phương đành quyên góp tiền và vận động người dân giữ vệ sinh môi trường, nạo vét lại con kênh.

Nhưng xem ra đây chỉ là giải pháp tình thế, bởi trên thực tế lượng chất thải đổ ra rất lớn, trong khi đó việc nạo vét chỉ được tổ chức theo từng đợt.

Ông Nguyễn Hoàng Minh, Bí thư Chi bộ Khu phố 6, phường An Hòa, TP Rạch Giá đề nghị: Để giải quyết một cách triệt để tình trạng ô nhiễn này rất cần sự vào cuộc của các cơ quan chức năng của tỉnh, quy hoạch lại hệ thống kênh mương và nạo vét con kênh này, tạo môi trường sống tốt cho người dân.

Hiện nay TP Rạch Giá đã và đang đang chuẩn bị được công nhận là thành phố loại II trực thuộc tỉnh. Vấn đề, tiêu chí về ô nhiễm môi trường cũng cần được sớm bàn thảo, xem xét giải quyết, nhằm tiến tới thực hiện tốt tiêu chí vệ sinh môi trường, tạo cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân thành phố.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.