| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang quyết bứt phá về nuôi biển

Thứ Năm 28/04/2022 , 17:43 (GMT+7)

Vùng biển Kiên Giang ít xảy ra bão, độ sâu vừa phải nên có lợi thế tốt nhất cho nuôi biển. Tuy nhiên, hiện đa số là nuôi biển thủ công lạc hậu, tự phát...

Kiên Giang có vùng biển rộng lớn, có lợi thế phát triển nghề nuôi biển, tuy nhiên công nghệ nuôi còn lạc hậu, cần tập trung đầu tư hạ tầng phát triển nuôi biển hiện đại. Ảnh: Trung Chánh.

Kiên Giang có vùng biển rộng lớn, có lợi thế phát triển nghề nuôi biển, tuy nhiên công nghệ nuôi còn lạc hậu, cần tập trung đầu tư hạ tầng phát triển nuôi biển hiện đại. Ảnh: Trung Chánh.

Đó là khẳng định của ông Lê Quốc Anh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang tại hội thảo “Phát triển nuôi biển bền vững tỉnh Kiên Giang”. Hội thảo đo UBND tỉnh Kiên Giang phối hợp với Tổng cục Thủy sản (Bộ NN-PTNT) và Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam tổ chức ngày 28/4 tại TP Rạch Giá.

Theo ông Lê Quốc Anh, Kiên Giang có vùng biển rộng hơn 63.200 km2, trong đó có hơn 140 đảo và bờ biển trải dài trên 200 km, hơn 100 cửa sông, kênh, rạch hướng ra biển, thuận lợi cho phát triển kinh tế biển. Là tỉnh có vị trí trọng điểm đối với nghề cá ĐBSCL và cả nước, Kiên Giang có khả năng phát triển ngành kinh tế thủy sản cả trong đất liền, trên biển và hải đảo, trong đó có thế mạnh rất lớn về tài nguyên biển.

Nuôi cá biển của Kiên Giang chủ yếu là hình thức lồng bè, tập trung quanh các đảo thuộc các huyện Kiên Hải, Phú Quốc, một số xã đảo của huyện Kiên Lương và TP Hà Tiên. Đối tượng nuôi gồm cá bóp, cá mú, cá chim vây vàng, cá hồng mỹ… Hiện toàn tỉnh Kiên Giang có 3.612 lồng nuôi (năm 2021), sản lượng thu hoạch trên 3.000 tấn cá thương phẩm.

“Cần tập trung đầu tư để biến lợi thế phát triển nghề nuôi biển của Kiên Giang thành ngành kinh tế biển có giá trị gia tăng cao. Vì vậy, tôi mong muốn hội thảo này là hội thảo hành động, sau hội thảo là ký kết chương trình hợp tác và triển khai sớm vào thực tiễn”, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang đặt vấn đề.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh khẳng định kinh tế biển sẽ là hướng phát triển chủ lực trong thời gian tới của địa phương, đặc biệt chú trọng phát triển hiệu quả, bền vững nghề nuôi biển. Ảnh: Trung Chánh.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Lê Quốc Anh khẳng định kinh tế biển sẽ là hướng phát triển chủ lực trong thời gian tới của địa phương, đặc biệt chú trọng phát triển hiệu quả, bền vững nghề nuôi biển. Ảnh: Trung Chánh.

PGS.TS Nguyễn Hữu Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam đánh giá, vùng biển Kiên Giang nằm trong vịnh Thái Lan, ít xảy ra bão, độ sâu vừa phải nên có lợi thế tốt nhất cho nuôi biển. Tuy nhiên, hiện trạng đa số là nuôi biển thủ công, tự phát, quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, hộ ngư dân là chủ thể… nên hiệu quả kinh tế thấp.

Ông Dũng đề xuất: “Kiên Giang cần nhanh chóng chuyển từ nghề cá nhân dân sang nghề cá thương mại, chuyển từ nuôi ven bờ ra xa bờ. Ban đầu quy mô nuôi biển chưa cần lớn nhưng phải đảm bảo bền vững và phương thức công nghiệp, chú trọng đầu tư cơ giới hóa. Phát triển nuôi đa loài, tích hợp trong cùng một không gian biển: Nuôi cá – nhuyễn thể và rong biển, gia tăng giá trị và giảm ô nhiễm môi trường”.  

Đến với hội thảo, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã giới thiệu công nghệ nuôi hiện đại, nổi bật là công nghệ lồng nuôi vuông và tròn bằng nhựa HDPE có tuổi thọ rất cao (50 năm), chịu được sóng to, gió lớn (bão cấp 12); mô hình nuôi biển đa loài tích hợp (IMTA); quy trình nuôi kín trên bờ, với công nghệ tuần hoàn (RAS) hoặc ở vùng gần bờ với hệ thu gom chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường; công nghệ tích hợp nuôi biển với ngành kinh tế biển khác, nhất là du lịch để nâng cao hiệu quả.

Sở NN-PTNT Kiên Giang và Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển nuôi biển bền vững tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Sở NN-PTNT Kiên Giang và Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển nuôi biển bền vững tỉnh Kiên Giang. Ảnh: Trung Chánh.

Tại hội thảo, đã diễn ra chương trình ký kết hợp tác cung cấp thiết bị lồng nhựa nuôi cá lồng bè trên biển giữa Trung tâm Khuyến nông Kiên Giang vơi Công ty TNHH MTV Dịch vụ và Công nghệ Nuôi trồng Thủy sản. Sở NN-PTNT Kiên Giang và Hiệp hội Nuôi biển Việt Nam đã ký kết Biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển nuôi biển bền vững tỉnh Kiên Giang.

Xem thêm
Đổi đời nhờ nuôi ba ba: [Bài 2] Thành triệu phú, tỷ phú

YÊN BÁI Hiện nay ở xã Cát Thịnh, huyện Văn Chấn có gần 500 hộ nuôi ba ba, loài vật đặc sản này đã giúp cho nhiều nông dân đổi đời, trở thành những triệu phú, tỷ phú.

Lĩnh 9 tháng tù treo vì khai thác thủy sản bất hợp pháp

QUẢNG NINH Mặc dù đã bị xử phạt hành chính nhưng Nguyễn Văn Téc vẫn tiếp tục sử dụng kích điện trên tàu cá để khai thác thủy sản tại vùng lõi vịnh Hạ Long.

Nghêu sạch vào nhà máy, ra siêu thị

Năm 2023, HTX thu hoạch nghêu thịt hơn 950 tấn, trong đó cung cấp nghêu sạch cho nhà máy đạt 120 tấn, tổng doanh thu gần 19 tỷ đồng.

Chuyện ghi bên phá Tam Giang [Bài 3]: Những làng chài vắng bóng thanh niên

THỪA THIÊN - HUẾ Về những làng quê bên phá Tam Giang bây giờ, hầu như nhà nào cũng chỉ toàn người già, con trẻ. Hỏi mới biết rằng, thanh niên lớn lên đều tìm đường làm ăn xa.